Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận

GNO - Sáng qua, 24-5-2017 (29-4- Đinh Dậu), tại tổ đình Chân Tiên (151 phố Bà Triệu, TP.Hà Nội, môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ chung thất cố Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, viện chủ chùa Chân Tiên (viên tịch ngày 5-4-2017 nhằm ngày 9-3- Đinh Dậu).

Chứng minh và dự lễ có HT.Thích Thanh Đàm, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; chư tôn đức Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN: HT.Thích Gia Quang, HT.Thích Quảng Tùng, TT.Thích Quảng Hà; HT.Thích Thanh Nhã, Phó ban thường trực Ban Nghi lễ T.Ư, Phó BTS GHPGVN TP.Hà Nội; chư tôn túc Tăng Ni trụ trì các chùa trong và ngoài TP.Hà Nội; môn đồ pháp quyến chùa Chân Tiên.

dsc_6408_jpg.jpg
 Di ảnh cố NT.Thích Đàm Nhuận

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận thế danh Trần Thị Hải, quê Nam Định, xuất gia và trụ trì chùa Chân Tiên. Một cuộc đời Ni trưởng tu hành theo giáo lý Phật đà, giới luật nghiêm tịnh.

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận viên tịch ngày 5-4-2017 (9-3-Đinh Dậu), thọ 94 tuổi đời, 74 tuổi đạo. Nhà nước, các ban ngành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng, phường sở tại kính viếng rất trang trọng. Nhục thân Ni trưởng được an trí tại nghĩa trang Huỳnh Cung - Văn Điển, TP.Hà Nội.

Được biết, chùa Chân Tiên được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông với tên ban đầu là chùa Sùng Khánh Báo Thiên, trên một gò cao bên bờ hồ Lục Thủy, với tháp Báo Thiên nổi tiếng là một trong Tứ đại khí của kinh thành Thăng Long xưa.
 
Tới thời Trần, chùa bị đổ nát, nhân đó mới dời về thôn Phụ Khánh (đất phố Hỏa Lò hiện nay) cũng thuộc huyện Thọ Xương xưa. Lúc này, dân gian đời Trần mới quen gọi tên là chùa Chân Tiên.

Năm 1888, thực dân Pháp chiếm đất chùa Chân Tiên ở thôn Phụ Khánh để làm nhà tù Hỏa Lò thay tên Phụ Khánh trước đó. Chùa Chân Tiên từ đó chuyển xuống 151 Bà Triệu, thành phố Hà Nội hiện nay.
 
Chùa Chân Tiên được quy hoạch theo chiều sâu gồm tam quan, nhà tiền đường, nhà thiêu hương, tòa thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ, tăng phòng. Các nếp nhà của chùa đều được bố cục hợp lý. Chùa chính và nhà Mẫu có nội thất khang trang. Chùa có 5 cửa võng, 2 hương án gỗ, 6 y môn, 2 chuông đồng, 12 bia đá dựng từ năm Thành Thái 10 (1898). Bia Phụ Khánh Chân Tiên bi ký dựng năm Thành Thái 13 (1901) ghi rõ về việc trùng tu chùa.
 
Chùa quay mặt về hướng Tây, tam quan chùa sát đường Bà Triệu. Tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với gác chuông nằm gần mái chùa. Từ tam quan đi thẳng vào là Tiền đường với quy mô rất lớn và rộng, ngoài cửa chính Tiền đường có đặt 2 cột trụ và một lư hương bằng đá, cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào tiền đường.

Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức của Phật. Phía bên trái tiền đường là nhà thờ Tổ, đằng sau là nhà thờ Mẫu và bên phải là nơi để kinh sách của Phật.

Chùa hiện có 40 pho tượng tròn được tạo tác từ cuối thời Lê đến đầu thế kỉ XX và 237 bản khắc in kinh Phật. Hệ thống tượng trong chùa gồm có: tượng Phật và tượng Mẫu được làm bằng đồng hoặc bằng gỗ. Trong chùa còn có một bức tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được làm bằng gỗ rất tinh xảo.

Dưới đây là hình ảnh trì kinh, niệm Phật cầu nguyện cố Ni trưởng cao đăng cõi lành:

Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận ảnh 7

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày