>> Đâu rồi tinh thần Thăng Long - Hà Nội?
Một trong những nơi cổ kính, rêu phong rất Hà Nội chính là ô Quan Chưởng - cửa ô duy nhất còn sót lại của thành Thăng Long xưa. Tôi đã chọn ô Quan Chưởng làm nơi ngắm nhìn Hà Nội trọn một ngày.
24 giờ nơi cửa ô còn lại này chỉ là một lát cắt nhỏ trong nhịp sống hối hả của người Hà Nội và những người dân tứ xứ đang tất tả mưu sinh ở đất Hà thành.
Cổng ô Quan Chưởng nhìn từ trên cao phố Hàng Chiếu -Ảnh: Nguyễn Khánh
Ở nơi đây ta cảm nhận được hơi thở gấp gáp của cuộc sống, đó có thể là những cảnh tắc đường ở cổng tam quan hay những chiếc xe máy, xe đạp, gánh hàng rong đang chen chúc nhau và đều cố “nhoài người” về phía trước.
Bên cạnh cái cũ kỹ của nơi đây, ta cũng cảm được sức sống của Hà Nội qua bước nhảy chân sáo của những em nhỏ tan buổi học...
Vào những giờ cao điểm trong ngày, người dân buôn bán, đi lại chen chúc qua cửa ô gây tắc nghẽn
Từ sáng sớm, những gánh hàng hoa từ chợ Quảng An bên sông Hồng vào bán trong phố qua cổng ô Quan Chưởng
Một đám cưới đời mới chọn cổng ô làm hướng xuất phát đi đón dâu, mong mang lại điềm lành cho đôi uyên ương
... Là lối về thân quen của hai cô bé
Những gánh hàng rong tất tả ngược xuôi
Khi đêm xuống, ô Quan Chưởng trở nên tĩnh lặng, cổ kính
Dưới cơn mưa, một người mẹ đón con về qua cửa ô
Ông Cường, 46 tuổi, người Hưng Yên, cứ một tuần một lần lại ngồi ở cửa ô để mài dao kéo thuê cho các cửa hàng bán đồ ăn tại đây
Niềm thích thú của cậu bé Gia Hưng (13 tháng tuổi) khi được ông ngoại đưa ra ô Quan Chưởng chơi. Nhà ông Đông Hà nằm ngay sát cổng ô, do vậy khi sinh ra, cha mẹ đã đặt tên là Đông Hà (tên gọi khác của ô Quan Chưởng)
Theo bà Đỗ Thị Lộc (85 tuổi, sinh sống tại phố Hàng Chiếu được 55 năm), ô Quan Chưởng bây giờ sạch sẽ hơn xưa...
Cổng ô cũng là một điểm du lịch cho khách nước ngoài đến tham quan