Nét đẹp nghi thức quá đường của các giới tử

GNO - Trưa 13-10, tại điểm truyền giới Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), các giới tử Đại giới đàn Huệ Hưng PL.2564 được Ban Nghi lễ và Ban Quản giới tử hướng dẫn quá đường.

H03.JPG


Chư tôn đức Ban Nghi lễ và Ban Quản giới tử hướng dẫn nghi thức quá đường - Ảnh: Q.Hậu

Quá đường là ăn cơm trưa trong thiền môn. Theo từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa: “Quá đường, còn gọi là Thượng đường hay Phó đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham”.

Như vậy, nghi thức quá đường (dùng cơm) trong thiền môn, được xem là nghi thức ăn cơm trong chánh niệm, áp dụng cho tất cả các bữa ăn khác. Hành giả cần phải thuộc lòng các bài kệ chú để áp dụng trong bữa ăn, từ đó giúp mình giữ gìn chánh niệm, không hướng ngoại, vọng tưởng, mơ màng trong lúc ăn.

H06.JPG
Cử bát cúng dường - Ảnh: Q.Hậu

H09.JPG
Ăn trong chánh niệm - Ảnh: Q.Hậu

Đại giới đàn Huệ Hưng PL.2564 tổ chức từ ngày 12 đến 15-10-2020 (từ 26 đến 29-8-Canh Tý); lễ khai mạc vừa chính thức diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự sáng nay, 13-10 (27-8-Canh Tý).

Được biết, Đại giới đàn lần này có 772 giới tử (143 giới tử Tỳ-kheo, 202 giới tử Tỳ-kheo-ni, 110 giới tử Sa-di, 145 giới tử Thức-xoa-ma-na, 172 giới tử Sa-di-ni).

Có 5 địa điểm truyền giới: Việt Nam Quốc Tự (dành cho 183 giới tử Tăng, Bắc tông), chùa Thanh Tâm (367 giới tử Ni, Bắc tông), đàn giới biệt truyền Hệ phái Nam tông Kinh tại chùa Bửu Quang - Q.Thủ Đức (129 giới tử); đàn giới biệt truyền Hệ phái Khất sĩ cho giới tử Tăng tại TX.Trung Tâm - Q.Bình Thạnh (26 giới tử) và 67 giới tử Ni tại TX.Ngọc Phương - Q.Gò Vấp.

Quảng Hậu/ Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1241 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đời người ngắn ngủi đừng phí thời gian

GNO - Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay. Dĩ nhiên mỗi người có một mục tiêu riêng theo quan niệm sống của mình. Đối với người tu Phật thì vượt thoát khổ đau là quan trọng và cần kíp nhất.

Thông tin hàng ngày