Hải Phòng: Hơn 1.000 người tham dự Lễ cầu siêu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc

(GNO-Hải Phòng): Từ chiều và tối ngày 10/10, Thành hội Phật giáo TP. Hải Phòng cùng các cơ quan ban nghành TP. Hải Phòng và lãnh đạo các cấp huyện Kiến Thụy đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các bậc quân vương, quân thần, tướng sĩ thời nhà Mạc (1527 - 1592).

VT (4).jpg

VT.jpg

Chư Tăng Ni tham dự lễ - Ảnh: Quốc Đô

Nhân dịp kỷ niệm 468 năm ngày mất của Mạc Thái Tổ và Lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc tại xã Ngũ Đoan (Kiến Thụy - Hải Phòng). Trong 3 ngày từ 08 đến 10/10, các hoạt động nhân sự kiện trên được diễn ra với 2 phần lễ hội chính gồm: Đại lễ cầu siêu, lễ khởi công, các lễ nghi tưởng nhớ công ơn của Vương triều nhà Mạc; Phần hội gồm các hoạt động khôi phục lại các trò chơi văn hóa dân gian, vở diễn “vừng sáng dương kinh” và các hoạt động vui chơi khác diễn ra nhân dịp chào mừng 999 năm Thăng Long - Hà Nội.

VT (1).jpg

Lễ đài của Đại lễ cầu siêu (Ảnh: Quốc Đô)

Làng Cổ Trai là một vùng địa linh nhân kiệt, nơi đã sản sinh ra bậc đế vương Mạc Thái Tổ, người có công sáng lập Vương triều Mạc, một vương triều đã trị vì, xây dựng và bảo vệ đất nước suốt 65 năm

Vào thời Lý, Trần - Mạc Thái Tổ là cháu 7 đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, là cháu 16 đời của Trạng nguyên Mạc Hiển Tích. Là người học võ rất giỏi và có sức khỏe và tài trí  hơn người, ông nhanh chóng được phong chức Đô đốc thống lĩnh các doanh thủy quân và Bộ binh, tiếp đến chức Thái Phó rồi được tấn phong An Hưng Vương…

VT (2).jpg

Đông đảo Phật tử dự đại lễ cầu siêu là hậu duệ của Mạc Thái Tổ

Trong bối cảnh đất nước rơi vào khủng hoảng sâu sắc, Mạc Thái Tổ đã nổi lên như một nhà chính trị quân sự có tài đã từng bình yên được nhiều giặc lớn ở các tỉnh lân cận và được nhiều quan thần nhân dân ủng hộ…đến ngày 15/6/1527 năm Đinh Hợi, Vua Lê Công Hoàng đã tuyên chiếu nhường ngôi. Từ đây, Mạc Thái Tổ lên ngôi trì vì đất nước với tư cách là nhà vua khai sáng Vương triều Mạc đóng đô tại Thăng Long. Đến 1530, ông truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái Thượng Hoàng rồi về làng Cổ Trai an dưỡng và băng hà vào năm 1541 (thọ 59 tuổi)

VT (3).jpg
Một hậu duệ dòng họ Mạc chính gốc
phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày mất của Mạc Thái Tổ

Ông Đỗ Xuân Trịnh - Phó chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy, kiêm trưởng ban chỉ đạo xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc cho biết: “ Các hoạt động lễ hội lần này nhằm tôn vinh sự nghiệp và thân thế của Mạc Thái Tổ với những công lao to lớn của ông mới được lịch sử ghi nhận. Đây cũng là chương trình được Ban chỉ đạo đưa vào trong chương trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”

Đại lễ cầu siêu đã diễn ra với các khóa lễ cầu siêu cho các bậc quân vương, quân thần, tướng sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, với sự tham gia của gần 1.000 tăng ni cùng bà con phật tử đa phần là con cháu nhiều đời của gia tộc họ Mạc xưa.

Riêng khóa lễ cầu Quốc thái dân an và thế giới hòa bình được Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban Hoằng pháp và Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu - Trưởng ban thư ký, Giáo hội phật giáo Việt Nam chủ trì lúc 19 giờ cùng ngày cùng với đầy đủ các đại diện của chính quyền địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày