Hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông qua Triển lãm Anh hùng dân tộc & Danh nhân văn hóa Việt Nam

Giác Ngộ - Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tại Hội trường Bảo tàng Cách mạng, số 25 Tôn Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra Triển lãm Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hóa Việt Nam.

Triển lãm trưng bày hơn 500 hiện vật gắn bó qua các thời kỳ hoạt động của các anh hùng dân tộc và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Lý Thái Tổ, đại thi hào Nguyễn Du…  Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 5-10 đến hết tháng 12-2010.

WTL (2).JPG

Hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông tại triển lãm

Công chúng đến xem triển lãm tỏ ra thích thú với những hình ảnh, hiện vật về Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với 2 câu thơ bất hủ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà thiên cổ điện kim âu - Đất nước hai phen chồn ngựa đá/Non sông ngàn thuở vững âu vàng”; sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đánh tan đội quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ 3 (1288).

Chỉ cần nhìn vào những trước tác, chứng tích còn lại của Trần Nhân Tông, người ta có thể hình dung, khái quát một cách đậm nét nền văn hóa của cả một thời đại nhà Trần. Nó gợi cho chúng ta niềm tự hào về quá khứ lịch sử hào hùng, cho ta cách nhìn nhận khách quan về thế sự, nó lại cũng cho chúng ta thẩm thấu được giá trị vẹn nguyên của tư tưởng Phật giáo đời Trần nói riêng và trong tiến trình hình thành và phát triển lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam nói chung.

WTL (1).jpg

Rất đông bạn trẻ đến với triển lãm

Rất nhiều bạn trẻ xem triển lãm đã tỏ ra thích thú và ngưỡng mộ về nhân cách và những cống hiến to lớn về Đạo và Đời của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông; điều đó chứng tỏ cuộc đời và sự nghiệp của Ngài là đề tài lớn để con cháu muôn đời sau khám phá, học hỏi cũng như sức hút to lớn của nhà vua - thiền sư còn nguyên vẹn trong tâm trí người dân Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày