Hồ nước Công viên Vĩnh Tràng ô nhiễm nặng

GN - Công trình tượng Di Lặc và Công viên Vĩnh Tràng (tại P.3, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) được xây dựng với nhiều hạng mục.

Tổng diện tích mặt bằng xây dựng công viên là 5.000 m2. Tôn tượng Đức Phật Di Lặc được tôn trí ngồi giữa công viên, có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m và nặng khoảng 250 tấn bằng chất liệu bê-tông, cốt thép.

Ảnh Bạn đọc GN 561.JPG
Ảnh: Suối Nghệ

Ngoài ra, công trình còn có nhiều hạng mục như: hàng rào quanh công viên, hệ thống hồ nước phun, hệ thống thoát nước, con đường mới dẫn vào tôn tượng Đức Di Lặc, hệ thống điện và đèn chiếu sáng…trị giá hàng tỷ đồng.

Công trình khánh thành vào năm 2010, thế nhưng đầu tháng 7-2012, chúng tôi có dịp đến thăm thì thấy công trình hồ nước hình bán nguyệt ở đây bốc mùi hôi thối mỗi khi trời mưa, ngày nắng thì mặt nước “kết tủa” chất dơ bẩn thành mảng lớn nổi đầy mặt hồ (ảnh). Hệ thống đèn chiếu sáng, phun nước đắt tiền trong hồ đã gỉ sét trầm trọng, không còn sử dụng được.

Đây là công trình tâm linh, Phật tử đến đây chiêm bái ngôi chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng, đồng thời thăm Công viên Vĩnh Tràng, nơi tọa lạc quần thể tượng rất đẹp. Tiếc thay, sự xuống cấp của công trình hồ, hệ thống chiếu sáng ở đây làm mất đi mỹ quan và gây lãng phí cho công trình.

Rất mong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang gia cố, chỉnh trang lại công trình hồ, ít ra cũng phải làm sạch mặt hồ, chỉnh trang lại hệ thống đèn chiếu sáng quanh hồ để trả lại mỹ quan cho nơi này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày