Hòa Bình: Kéo nhau lên chùa xem “Đại Hồng Chung”

Ngay từ từ những ngày đầu năm mới (từ 14 - 18/2), hàng vạn người dân khắp nơi đã kéo nhau đổ về chùa Hòa Bình Phật Quang để cầu phúc cầu tài cũng như chiêm bái “Đại Hồng Chung” kỷ lục - 1 trong 3 quả chuông lớn nhất Việt Nam.
 

Ngay từ từ những ngày đầu năm mới (từ 14 - 18/2), hàng vạn người dân khắp nơi đã kéo nhau đổ về chùa Hòa Bình Phật Quang để cầu phúc cầu tài cũng như chiêm bái “Đại Hồng Chung” kỷ lục - 1 trong 3 quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Hòa Bình: Kéo nhau lên chùa xem “Đại Hồng Chung” ảnh 1

Người dân chụp ảnh lưu niệm bên “Đại Hồng Chung”.

Đại đức Thích Đức Nguyên - Trụ trì chùa Hòa Bình Phật Quang cho biết: Quả chuông đặt tại chùa Phật Quang là 1 trong 3 quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Theo đó, “Đại Hồng Chung” tại “Hòa Bình Phật Quang tự” có chiều cao gần 3m, đường kính rộng gần 2m được đặt vững chãi trên sân Chùa Thượng trong quần thể văn hóa chùa Hòa Bình.

“Trước khi đúc, mọi người dự kiến mỗi vồ đánh chuông có độ ngân từ 35 - 45 giây là đạt yêu cầu, nhưng nay mới đánh thử bằng vồ thường mà tiếng ngân đã dài đến hơn 1 phút. Như vậy việc đúc chuông đã thành công vượt cả sự mong đợi của những người kỳ vọng” - Trụ trì Thích Đức Nguyên vui mừng cho biết.

Cho đến nay, quả chuông được xem là kỷ lục Đông Nam Á nặng khoảng 20 tấn được đúc, đặt tại Chùa Bái Đính (Ninh Bình). Đứng thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả chuông ở Chùa Cổ Lễ (Nam Định) nặng khoảng 9 tấn và quả chuông thứ 3 trong bảng xếp hạng chính là quả chuông nặng khoảng 5 tấn ở chùa Phật Quang.

Nhiều người dân chứng kiến việc đúc chuông kể lại, khu vực “nổi lửa” đúc chuông được đặt ngay tại sân của chùa Thượng. Lúc nấu đồng, rất nhiều người đã cung tiến vàng, bạc, đồng, tiền xu… cho vào nồi nấu để tiếng chuông sẽ to, rõ và ngân hơn khi hoàn thiện cũng như “Đại Hồng Chung” này sẽ có thêm phần “linh khí” như mong đợi của người.

“Hòa Bình Phật Quang Tự” có diện tích rộng 5ha, nằm trọn vẹn ở cả một khu đồi, cây xanh bao phủ, nằm bên cạnh dòng sông Đà trong xanh, uốn lượn. Chùa được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ với 3 khu vực chính là khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Trong quần thể chùa, hàng loạt các điểm văn hóa khác như Đền Mẫu, Tam Quan, nơi hành lễ… cũng đều được Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch và cho xây dựng.

Sau khi chùa được xây dựng xong, hàng năm Đại đức Thích Đức Nguyên sẽ mở các lớp tu cho thanh, thiếu niên học sinh để các em có điều kiện vào chùa học tập các lớp giáo lý về đạo phật, về đạo đức làm người, tính hướng thiện, khát vọng sống...

Với tổng số vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, Khu quần thể văn hóa tâm linh Hòa Bình Phật Quang Tự đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để kịp hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động trong mùa lễ hội Phật giáo năm 2011.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày