Hoa Kỳ: Phật giáo Hoa Kỳ đang đối mặt với bước chuyển thế hệ

Giác Ngộ - Trung tuần tháng 7 vừa qua, những người có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn trong hàng ngũ tu sĩ Phật giáo, giới học giả và Phật tử ở phương Tây đã tập trung tại một ngôi chùa thuộc vùng Garrison, New York để bàn thảo về những vấn đề quan trọng liên quan đến tương lai của Phật giáo ở Hoa Kỳ mà họ đang phải đối mặt.
Hoa Ky.jpg
Vấn đề mà họ đang phải đối mặt ấy đã được nêu ra nhiều năm trên các trang web cá nhân, trên các tạp chí Phật giáo và trong các câu chuyện bên lề của các khóa tu. Trong đó vấn đề quan trọng nhất chính là sự xung khắc giữa những người lớn tuổi và những người trẻ tuổi, giữa những người giữ gìn nếp sống tâm linh sâu sắc và những người mới học đạo hoặc đến với đạo như một trào lưu. 

Những người tổ chức buổi họp mặt hôm ấy muốn rằng, mọi người sẽ chỉ ra mấu chốt của vấn đề để cùng nhau tháo gỡ. Họ khẳng định, Phật giáo Hoa Kỳ đang gặp cơn nguy khó. 

Cũng với tinh thần này, vào một ngày oi bức, tại tu viện Garrison, một tu viện nhìn ra phía con sông Hudson, những người được sinh ra sau Thế chiến thứ II, thế hệ chiếm đa số trong Phật giáo phương Tây, đã gặp những nhà lãnh đạo trẻ trong đạo Phật để khắc phục những sự khác biệt của họ.


Tại buổi họp mặt ấy, giáo thọ Jack Kornfield, một bậc thầy lỗi lạc, người đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn pháp tu chánh niệm và thiền định cho người Mỹ trong hơn bốn thập kỷ qua, đã đặt vấn đề rằng: “Làm sao để chúng ta, những người đi trước, đang ở độ tuổi 60 và 70 có thể hỗ trợ cho thế hệ trẻ mà không cản trở họ, để cho họ biết rằng họ có sự hỗ trợ và tiếp sức của chúng ta?”.    


Phật giáo ở Hoa Kỳ đang ở ngã ba đường. Những vị lãnh đạo danh tiếng, hầu hết là những người da trắng cải đạo sang đạo Phật trong thời kỳ Thế chiến thứ II, đều gần đến lúc nghỉ hưu hoặc là sắp qua đời. Những vị thầy thuộc thế hệ kế tiếp thì đang khẳng định mình bằng những xu hướng mới, đang định hình bởi đặc tính “chính bạn phải tự làm” của thời đại internet và muốn cho mọi người tiếp cận với Phật giáo dễ dàng hơn. 

Những nhóm học tập không chính thống đang dần hình thành, trong khi việc tổ chức tu học dưới sự hướng dẫn của một vị thầy thì đang dần mất đi. Những người lớn tuổi lo ngại rằng, các thay đổi ấy có thể đi quá xa và mất đi sự tiếp xúc với những giá trị truyền thống. 


Ngay trong nước Mỹ, Phật giáo cũng đã bị phân lập khá nhiều. Những pháp tu và niềm tin đã được phát triển riêng biệt với nhau trong nhiều thế kỷ ở các quốc gia châu Á thì nay lại tồn tại bên cạnh nhau ở Bắc Mỹ, dẫn đến việc lấy mô hình mẫu từ những truyền thống khác nhau. Ở châu Á, những người tu hành lãnh đạo Phật giáo trong hình thái một vị tu sĩ; ở Hoa Kỳ, những vị giáo thọ hầu hết đều là cư sĩ. 

Không kể đến Đức Dalai Lama, Phật giáo được biết đến ở Hoa Kỳ không phải là nét riêng của bất kỳ một hàng ngũ tu sĩ, của một nghi thức hay nghi lễ nào cả, mà là thông qua liệu pháp hạn chế sự căng thẳng dựa trên nền tảng của chánh niệm. Liệu pháp này bắt nguồn từ việc điều chỉnh những thủ thuật trong thiền Vipassana (Minh sát tuệ).


Những người tiên phong trong Phật giáo Hoa Kỳ đều có trải qua một thập kỷ hoặc hơn thế trong việc tu học với các bậc thầy ở Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện và Nepal trước khi họ trở về quê hương để dẫn dắt các học viên. Họ đang nắm cương vị lãnh đạo đối với thế hệ những người cải đạo để trở thành Phật tử đầu tiên, những người được đào tạo hầu hết thời gian là ở phương Tây. 


Có một số người Mỹ trẻ tuổi hiện đang sống ẩn dật vài năm ở nước ngoài, hấp thụ những nền văn hóa của một quốc gia khác, điều đó dường như không những là không cần thiết mà còn phản tác dụng trong việc tiếp cận với người phương Tây. Cô Spring Washam, người sáng lập Trung tâm thiền ở Oakland phát biểu: “Những người đến học thiền ở trung tâm của cô cần sự giúp đỡ, cần sự nối kết, cần tình bạn. Họ muốn được hạnh phúc trong cuộc sống. Họ không có ý định trở thành những vị tu sĩ”. 


Vinny Ferraro, một vị giáo thọ của nhóm Dharma Punx, bày tỏ: “Đối với anh tôi, việc đi vào trong một cái động để tọa thiền vài năm không có ý nghĩa gì cả. Điều thu hút mọi người chính là tính tương thích. Thế hệ trẻ đang đau khổ. Chúng ta đang sống trong những năm đau khổ, vì thế tôi tìm đến đạo Phật theo ngôn ngữ của tôi”. 


Weik, người sáng lập trường Phật học ngày Chủ nhật cho trẻ em, phát biểu: “Những lời Phật dạy luôn được diễn tả dưới nhiều hình thức ở những nền văn hóa khác nhau. Đấy là những gì chúng ta đang thực hiện ở đây. Nhiệm vụ chung của chúng ta là phải làm những gì cần được làm một cách đích thực”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày