Hòa thượng Acharya Buddharakkhita viên tịch

Hòa thượng Acharya Buddharakkhita
Hòa thượng Acharya Buddharakkhita

GNO - Hòa thượng Acharya Buddharakkhita, người sáng lập Hội Maha Bodhi, Bangalore, đã viên tịch tại trụ sở của hội ở Gandhinagar vào hôm thứ Hai (23-9).

Acharya, sinh năm 1922 tại Imphal, học ngành kỹ sư ô tô ở Kolkata. Hòa thượng tham gia vào "Phong trào Thoái xuất Ấn Độ" và sau đó đã bị bỏ tù. Sau khi nghiên cứu triết học Phật giáo, tâm lý học và thiền định ở Sri Lanka và Myanmar trong 6 năm, Hòa thượng trở về Ấn Độ và thành lập Hội Maha Bodhi trong năm 1956.

Dưới sự chăm sóc của mình, hội bắt đầu mở các trường học, ký túc xá, bệnh viện và một trung tâm chi thể nhân tạo. Hòa thượng đã viết hơn 150 cuốn sách và xuất bản hai tạp chí về Phật giáo. Chính phủ Myanmar đã tôn vinh Hòa thượng bằng giải thưởng Abhidhaja Aggamaha Saddhammajotika.

"Đó là một mất mát lớn đối với chúng tôi... Chúng tôi rất biết ơn thầy với những lời dạy về vô ngã, sự hướng dẫn và tất cả mọi thứ yêu thương mà thầy đã dành cho chúng tôi", Ananda Bhante, Tổng thư ký Hội Maha Bodhi cho biết.

Tang lễ được tổ chức vào ngày thứ Sáu (27-9), tại tịnh xá Mahabodhi Dhammaduta, Alur, gần Bangalore. Lễ phúng điếu tại trụ sở hội được bắt đầu lúc 10 giờ sáng cùng ngày.

Tiểu sử

Hòa thượng Acharya Buddharakkhita được sinh ra trong tiểu bang phía đông Manipur ở Ấn Độ, vào 12-3-1922, một ngày trăng tròn, ở Imphal.

Hòa thượng là một sinh viên thông minh tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Công nghệ, Calcutta (Kolkata) ngành Kỹ thuật ô tô. Hòa thượng tham gia Chính phủ Pháp lệnh Quốc phòng Ấn Độ. Công việc đã đưa ngài đến Malaysia, Singapore và nhiều nơi khác trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hòa thượng đã nhìn thấy sự chết chóc, tàn phá tài sản và đau khổ mà chiến tranh mang lại trong cuộc sống của người dân, điều dẫn Hòa thượng trở về với đời sống tâm linh. Ngài từ chức và rời bỏ gia đình đi tìm chân lý và sự giải thoát. Trong vài năm Hòa thượng đã ngang dọc khắp Ấn Độ và nghiên cứu tôn giáo Ấn Độ trong các tổ chức khác nhau.

Hòa thượng Acharya Buddharakkhita xuất gia vào ngày Phật đản năm 1949 tại Kusinagar với Đại lão Hòa thượng Candamani Mahathera. Hòa thượng đã tiến hành nghiên cứu Phật giáo sâu rộng cả ở Ấn Độ và Nepal cùng năm đó và đến đảo quốc Sri Lanka.

Ngài học tiếng Pali và Phật giáo tại Sri Lanka và thực hành thiền định với thiền sư nổi tiếng Mahasi Sayadaw ở Miến Điện. Hòa thượng là thành viên của ban biên tập Chattha Sangayana - Đại hội Kết tập Kinh điển Pali lần thứ VI tại Rangoon.

Trong một thời gian ngắn, Hòa thượng làm giáo sư tại Nava Nalanda Mahavihara ở Nalanda. Ngài dạy Phật học tại Viện Nghiên cứu Pali Nalanda, bang Bihar. Để truyền bá giáo lý của Đức Phật theo cách riêng của mình, Hòa thượng đã từ chức và bắt đầu sáng lập Hội Maha Bodhi, Bangalore trên một mảnh đất được cúng dường bởi cháu gái của ngài Anagarika Dhammapala, tín nữ B.Moonasinghe, được cúng dường bởi vua xứ Mysore cho mục đích xây dựng một trung tâm Phật giáo ở Bangalore. Do đó, Hội Maha Bodhi, Bangalore được thành lập vào năm 1956.

Kể từ đó Hòa thượng đã hoạt động tích cực trong việc giảng dạy Phật giáo hàng tuần, viết báo và sách, nâng cao nhận thức trong nhân dân Karnataka và Ấn Độ về Phật giáo. Ngài đã mở rộng hoạt động của mình sang các nước khác trên thế giới nhằm phổ biến những lời dạy cao quý của Đức Phật.

Lòng từ bi của Hòa thượng đã khiến ngài phải thực hiện nhiều dự án để giảm bớt đau khổ của con người, như xây dựng các trung tâm y tế, tu viện, trường nội trú ở nhiều nơi của Ấn Độ cho trẻ em cơ nhỡ và người nghèo.

Năm 2001, nhận thấy nhu cầu cấp thiết của việc đào tạo tu sĩ tương lai cho Ấn Độ, Hòa thượng đã bắt đầu thành lập Học viện Mahabodhi, Bangalore, vào ngày Phật đản Phật lịch 2545. Ngày nay, học viện có 100 nhà sư từ các vùng miền khác nhau của Ấn Độ đang được đào tạo.

Vào năm 2006, ở tuổi 85, Hòa thượng thành lập Học viện Mahabodhi dành cho Nghiên cứu Phật giáo và ngôn ngữ Pali, trong đó tiến hành các khóa học Văn bằng về nghiên cứu Phật giáo để truyền bá giáo lý của Đức Phật. Đây là kết quả của việc nghiên cứu kỹ lưỡng và kinh nghiệm của ngài về sự hồi sinh của Phật pháp. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ Kannada.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày