Hòa thượng Thích Nhật Quang chủ trì khóa lễ tại Công viên Vĩnh Hằng

Hòa thượng Thích Nhật Quang chủ trì khóa lễ tại Công viên Vĩnh Hằng
Ngay từ sáng sớm, rất đông Phật tử và người dân đến từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận đã tề tựu trước tòa chánh điện rộng 5.000m 2 để cung nghinh Hòa thượng cùng hàng ngàn chư tôn đức Tăng Ni chủ trì nghi thức khóa lễ.

Sau một năm thi công, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến - Chủ đầu tư dự án Công viên Vĩnh Hằng Long Thành (xã Long Đức, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai) - đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhật Quang, Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, chủ trì khóa lễ an vị các tôn tượng và hoàn thiện các hạng mục công trình trong Công viên Vĩnh Hằng Long Thành .

Hinh 1.JPG

Cung nghinh Hoà thượng Thích Nhật Quang - Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâmcùng các chư tôn đức Tăng, Ni thuộc Thiền phái Trúc Lâm đến tham dự lễ an vị Phật

Có mật độ xây dựng dành tới 52% cho cảnh quan, với hàng trăm tôn tượng được đúc bằng đá vĩnh cửu cùng các loại hoa cỏ đủ màu sắc, nên toàn bộ khuôn viên của Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành được phủ xanh tối đa, đem lại một cảm giác bình yên và tĩnh lặng, an nhiên và thanh tịnh, như dạng thức tâm nguyện về “cõi vĩnh hằng” trong văn hóa Phật giáo.

Ngay từ sáng sớm, rất đông Phật tử và người dân đến từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận đã tề tựu trước tòa chánh điện rộng 5.000m2 để cung nghinh Hòa thượng cùng hàng ngàn chư tôn đức Tăng Ni chủ trì nghi thức khóa lễ.

Dự án Công viên Vĩnh Hằng Long Thành bắt đầu khởi công xây dựng từ cuối tháng 6 năm 2017. Đây là dự án đầu tiên trong chuỗi công viên nghĩa trang cao cấp khắp cả nước của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến. Ngoài vị trí đắc địa về mặt kinh tế, giao thông, dễ dàng kết nối với các tỉnh và thành phố lớn của khu vực Đông Nam Bộ như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng đất này còn được mệnh danh là đất Phật đất Thánh, khi sở hữu loại đất phong thủy bậc nhất: đất ngũ sắc, nhiều sinh khí; bên cạnh có hai thiền viện Trúc Lâm Trí Đức; lại được bao quanh bởi những cánh rừng cao su xanh mát quanh năm.

Giai đoạn 1 của dự án Công viên Vĩnh Hằng Long Thành có tổng diện tích 21 hecta, với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Trong đó, chỉ dành 48% diện tích xây dựng cho các loại hình mộ phần, nên bao phủ khắp công viên là cây xanh và mặt nước, là các tiểu cảnh nên thơ, là công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Ngoài tòa chánh điện - nơi tổ chức buổi khóa lễ an vị các tôn tượng - rộng gần 5.000m2, cao 13m, có tượng Bổn Sư Thích Ca ngọa tôn nghiêm cao 5,2m, nằm trong khuôn viên rộng 2 hecta, trong công viên còn có Vườn Thánh Tăng rộng 8.000m2 gồm 18 vị La-hán hộ trì chánh pháp; Vườn Nhị Thập Tứ Hiếu với 24 tôn tượng khắc họa 24 tấm gương hiếu thảo… Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh dành cho thân nhân những người đã mất viếng thăm, cầu an; một địa điểm du lịch để khách thập phương thiền tập, chiêm bái… Đồng thời, còn tổ chức các lễ cầu siêu, dâng hương vào các dịp lễ lớn, phù hợp với phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân dưới sự tư vấn của chư tôn đức Thiền phái Trúc Lâm tỉnh Đồng Nai.

hinh 2.JPG

Hoà thượng Thích Nhật Quang - Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm chủ trì buổi lễ cùng quý quan khách tham dự

Hinh 3.JPG

Ông Phạm Thanh Tiến - Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến phát biểu khai mạc

hinh 5.png

Rất đông các Phật tử cùng vân tập về dự lễ

hinh 6.png

Thiền viện Trúc Lâm Long Đức và một góc công viên Vĩnh Hằng Long Thành nhìn từ trên cao xuống

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mơ và thực

Mơ và thực

GNO - "...Sau tuần chung thất của mẹ, tôi mơ thấy một vị thầy tới nói rằng mẹ tôi đã vãng sinh. Xin cho biết ý nghĩa của giấc mơ này? Gia đình tôi đã làm khá đầy đủ các nghi lễ cầu siêu, vậy mẹ tôi có được vãng sinh?", thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn giải đáp trên Báo Giác Ngộ số 1250, ra ngày 3-5-2024.
Chư Tăng Lào khất thực theo truyền thống ở Luang Prabang

Tam tịnh nhục

GNO - Ngày nay khi nói đến ăn chay, đa phần người Phật tử Việt theo truyền thống Phật giáo Bắc tông thường nghĩ rằng ăn chay là thọ dụng những thực phẩm thuần thực vật, không ăn thịt cá và các gia vị cay nồng như hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu. Tuy nhiên, vào thời Thế Tôn quan niệm chay tịnh chỉ mang ý nghĩa...
Giác linh đài cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà

Đà Nẵng: Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn

GNO - Sáng nay 30-4 (22-3-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, trụ trì chùa Thanh Hà và chùa Pháp Lâm.

Thông tin hàng ngày