GNO - Đó là nội dung cuộc phỏng vấn của Giác Ngộ với HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin - Truyền thông (TT-TT) T.Ư GHPGVN, đăng trên mục Vấn đề - Sự kiện trong tuần báo Giác Ngộ số 1022, phát hành ngày thứ Sáu, 24-10.
Theo đó, bên cạnh nội dung mang tính thông tin về khóa bồi dưỡng sắp tới của Ban TT-TT T.Ư tại tỉnh Long An, một trong những vấn đề được đặt ra trong cuộc phỏng vấn, đó là những năm gần đây, ngành TT-TT Phật giáo thường xuất hiện cụm từ “khủng hoảng truyền thông”, “xử lý khủng hoảng truyền thông”. Thực tế, các cấp Giáo hội đã nỗ lực vào cuộc thực hiện việc xử lý khủng hoảng truyền thông và không phải lúc nào cũng thành công. Trường hợp xảy ra tại chùa Nga Hoàng, dường như ai cũng nhận thấy ta đang cố gắng xử lý khủng hoảng này thì khủng hoảng khác lại xuất hiện và có dấu hiệu nghiêm trọng, gây xôn xao hơn trước. Điều đó do đâu? Mời bạn đọc theo dõi đón đọc để biết nhận định của vị giáo phẩm đứng đầu ngành TT-TT của Trung ương Giáo hội, cùng giải pháp được đề nghị từ vị giáo phẩm này.
Bìa Tuần báo Giác Ngộ số 1022
Cũng trong hướng nội dung đó, bài xã luận kỳ này của tác giả Diệu Nghiêm đặt vấn đề sự cần thiết của những phát ngôn kịp thời của Giáo hội trước dư luận về Phật giáo gây xôn xao xã hội, để làm an lòng tín đồ, tránh những ngộ nhận, châm biếm làm tổn thương tình cảm tôn giáo của không ít người.
Mục Phật học kỳ này giới thiệu bài viết được phiên tả từ bài giảng gần đây của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, về “Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy”; cùng phần tiếp theo của bài khởi đăng kỳ trước: “Phật pháp có thể giúp gì cho trẻ em” của tác giả Phật giáo nổi tiếng Thubten Chodron.
Mục Suy nghiệm lời Phật dẫn thông điệp từ kinh Tạp A-hàm, trả lời cho thắc mắc thông thường: “Tu pháp gì không gặp ác đời sau?”, cùng với đó là bài biết “Tu quán vô thường để trân quý cuộc sống hơn nữa!” của tác giả Diệp Thiên trên mục Cuộc sống nhiệm mầu.
Trang Văn hóa giới thiệu một chi tiết mà có thể ít người biết, liên quan tới đại hồng chung tại ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM là chùa Vĩnh Nghiêm, với nhân duyên giữa Phật giáo 2 quốc gia Nhật - Việt, qua sự kết nối của hai vị cao Tăng của hai đất nước. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài ký đầy cảm xúc của tác giả Gziác Dzũng, tức TT.Thích Giác Dũng, trụ trì tu viện Vĩnh Nghiêm - Q.12 với bài “Đất Việt chuông chùa mãi mãi ngân”.
“Hai tháng đong đầy cảm xúc ‘tâm truyền tâm’…” là bài ghi nhận về không khí và những câu chuyện trải lòng của cuộc hội ngộ các tác giả được giải trong cuộc thi viết Bến bờ nhân gian do Báo Giác Ngộ tổ chức, thực hiện vừa kết thúc trong tuần rồi.
“Tôi đi tu” là chủ đề bài viết đồng thời mở ra chuỗi chia sẻ về nhân duyên luôn ẩn nhiều điều thú vị, từ các nhân vật là người xuất gia, Tăng Ni các lứa tuổi, ở trong và ngoài nước, trên trang Trẻ. Mong bạn đọc cùng theo dõi và chia sẻ những câu chuyện sinh động của mình, cũng như các nhân vật mà mình có duyên biết rõ, nghe kể và ghi lại được.
Phật giáo Hoa Kỳ, Trung Quốc & Canada họp tại Liên Hiệp Quốc là sự kiện Phật giáo nổi bật được đề cập trong trang Quốc tế; cùng với truyện ngắn “Phía trước là nụ cười”, “Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ” trên trang Tư vấn, Chư Ni tích cực tham gia phong trào ‘Nâng cao chất lượng sống’” trên trang Xã hội… là những nội dung đáng đọc trong tuần báo Giác Ngộ số 1022.
Mời quý độc giả đón theo dõi.
ĐẶT BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2019 Kính mời chư tôn đức, quý Phật tử, độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2019: - Tuần báo thường: 12.800 đ/cuốn; Tuần báo đặc biệt Xuân Kỷ Hợi: 27.000đ/cuốn; Tuần báo đặc biệt Kính mừng Phật đản, Vu lan - Báo hiếu, Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm: 24.000đ/cuốn - Nguyệt san thường: 14.000 đ/cuốn; Nguyệt san đặc biệt (Xuân Kỷ Hợi, Kính mừng Phật đản, Vu lan - Báo hiếu): 17.000 đ/cuốn - Tuần báo: quý I: 180.600đ, quý II: 177.600đ, quý III: 177.600đ, quý IV: 177.600đ - Tuần báo trọn năm: 713.400đ - Nguyệt san: quý I: 45.000đ, quý II: 45.000đ, quý III: 45.000đ, quý IV: 42.000đ - Nguyệt san trọn năm: 177.000đ Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 890.400 đ Quý độc giả đăng ký báo dài hạn trực tiếp tại tòa soạn, các ấn phẩm tuần báo và nguyệt san sẽ được chuyển giao đến địa chỉ đặt báo tính theo giá bìa, không phụ thu thêm bất kỳ chi phí nào khác. Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114 00000 6093 Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc) Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 – 39 306 982. Đường dây nóng Phòng phát hành: 0909 078 675 - Email: pphgiacngo@gmail.com. BAN PHÁT HÀNH
Giác Ngộ online