Hoằng pháp thời hội nhập chúng ta cần những gì?

Giác Ngộ - Sáng nay 12-3, tại Hội trường Công viên Văn hóa Thanh Lễ, tỉnh Bình Dương; trong không khí đổi mới, bình đẳng và đầy thiện chí, cuộc thảo luận xoay quanh nội dung “Hoằng pháp với thanh thiếu niên”, “Hoằng pháp với đồng bào dân tộc thiểu số”, “Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội”, “Hoằng pháp với hội nhập”, “Hoằng pháp Phật giáo hải ngoại” v.v… đã được trình bày, triển khai.
awo (1).JPG

Toàn cảnh phiên làm việc sáng nay

awo (2).JPG

Nói đến dân tộc là nói đến sự dung chứa bao la mà trong đó bao gồm một một tập thể phức hợp với  nhiều cộng đồng văn hóa, tộc người khác nhau. Phải làm sao để toàn thể cộng đồng và tộc người ấy được sống chung an lành trong ngôi nhà Chánh pháp nhiệm mầu với vi diệu pháp môn đó là điều mà không phải một ngày, một năm mà là trách nhiệm của toàn thể những người con trai lành, gái lành của Đức Thế Tôn trọng suốt cuộc đời hành đạo của mình.

Tất cả các đại biểu về dự thảo tham luận đều có những khát khao, những đóng góp, những giải pháp thiết thực cho nghành hoằng pháp. Điều này có thể thấy được qua sự trăn trở, thao thức của PGS.TS Trần Hồng Liên với tham luận “Hoằng pháp vùng dân tộc thiểu số - nội dung và một số giải pháp”. Toàn thể hội trường đều tâm đắc với những kế sách lâu dài mà tác giả đã hoạch định cho nghành hoằng pháp như: đào tạo hoằng pháp viên, xây dựng tự viện vùng dân tộc thiểu số, ấn tống kinh sách văn hóa phẩm Phật giáo, tổ chức thường xuyên các buổi thuyết giảng trong tháng, đặc biệt là kết hợp hoạt động từ thiện xã hội với hoạt động kinh tế… Hoằng pháp vùng thiểu số không chỉ cần lòng nhiệt tình mà còn cần đến kiến thức xã hội học, những hiểu biết về phong tục tập quán, đặc trưng tộc người, đặc trưng tâm lý cũng như học tiếng dân tộc là điều mà không phải hoằng pháp viên nào cũng nắm vững và có sẵn, thế nên về lâu dài các hoằng pháp viên cần phải kiên định và bản lĩnh khi quyết định dấn thân vào công tác hoằng pháp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

awo (3).JPG

Đại biểu trình bày tham luận

awo (4).JPG

awo (6).JPG

Đặc thù của Phật giáo là tính từ bi - chất keo kết dính vạn tấm lòng trong một tấm lòng cũng là phương thức ứng xử đoàn kết, nhu nhuyễn trong suốt quá trình hòa nhập, phát triển cùng dân tộc và các tôn giáo bạn, chính vì điều này mà đề tài hội thảo Hoằng pháp kết hợp với hoạt động từ thiện được nhiều đại biểu quan tâm. Ý kiến tham luận của Thạc sĩ Dương Hoàng Lộc -giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là ý kiến chung của nhiều đại biểu về tham dự hội thảo. Tuy nhiên, gần đây một số tổ chức từ thiện đã lợi dụng lòng thương của con người để trục lợi gây hiểu lầm ngộ nhận không ít cho quần chúng nhân dân; do vậy để làm tốt công tác này đòi hỏi Phật giáo chúng ta phải có cơ cấu tổ chức vững mạnh, đường hướng cụ thể, khả năng kinh tế tài chính chủ động… đặc biệt là phải làm tốt công tác an sinh xã hội, tổ chức đào tạo cho các Tăng  Ni tham gia các khóa học về công tác xã hội có như vậy mới thực sự là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng bị tổn thương trong xã hội. Đây cũng là vấn đề được nhiều Tăng Ni đóng góp, quan tâm qua các phần tham luận của mình.  

Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì vấn đề hội nhập luôn là vấn đề “nóng” trên dòng chảy văn hóa tâm linh. Cuộc hội nhập của văn hóa tôn giáo cũng không nằm ngoài dòng chảy chung của dân tộc. Thế nên, đề tài về “Hoằng pháp thời hội nhập”, “Hoằng pháp Phật giáo tại hải ngoại”… đặc biệt được quan tâm. Những hạn chế của mặt trái nền kinh tế thị trường đã bộc lộ rõ nét trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… lên một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Hiện tượng “cải đạo” tuy chưa ở mức “báo động đỏ” nhưng cũng đáng để chúng ta tìm ra những lộ trình, bước đi hợp lý nhằm bảo vệ màu cờ, sắc áo và nền tảng văn hóa của chính mình.

awo (5).JPG

Chư tôn đức Tăng Ni đại biểu dự phiên làm việc sáng nay

awo (7).JPG
awo (8).JPG

Sư cô Thích nữ Liên Châu với bài tham luận “Hoằng pháp tại hải ngoại”cũng đồng quan điểm cho rằng “hòa nhập nhưng không hòa tan”  làm sao để bảo đảm tính trong sáng, xác thực những lời Phật dạy trước sự ồ ạt, cuốn trôi của dòng chảy văn hóa Tây phương là điều không hề đơn giản. Hội nhập lúc này là đi theo dòng chảy lớn của đất nước, là hòa cùng nhịp sống hiện đại của dòng chảy toàn cầu hóa nhưng vẫn giữ được đối tượng giới đức, niềm tin mà mình đã chọn lựa là vấn đề không hề đơn giản. Kiều bào nước ngoài là sợi dây liên hệ mật thiết với Phật giáo dân tộc. Vấn đề là làm sao để những thế hệ con em, đồng bào của ta dù sinh sống ở nước ngoài nhưng luôn hướng lòng mình về nơi nguồn cội.

Những vấn đề mà cuộc hội thảo bàn luận, trao đổi mới chỉ mang tính gợi mở. Nó chỉ cho chúng ta nhiều điều cần suy nghĩ, trăn trở: Chúng ta cần có sự đổi mới và thực hiện sự đổi mới đó ra sao? Để phác họa đầy đủ bức “chân dung” của cuộc hội thảo quy mô mang tính toàn quốc, phải cần nhiều giải pháp điểm tô, chấm phá, và nét hành động chủ đạo cũng như nhiều cuộc hội thảo tiếp theo...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày