Học giả mang lại quan điểm mới cho văn bản Phật giáo

Học giả Charles Goodman
Học giả Charles Goodman
GNO - Trong lúc nghiên cứu cuốn sách Phật giáo đầu tiên, Charles Goodman đã biên dịch lại nhiều đoạn văn trong cuốn Siksasamuccaya của học giả Phật giáo Tịch Thiên (Ấn Độ).

Khi ông so sánh chúng với bản dịch tiếng Anh có được lúc đó, ông nhận ra rằng bản dịch đó thiếu nhiều ý tưởng so với bản gốc.

Ông quyết định cập nhật bản dịch Siksasamuccaya của Tịch Thiên để Phật tử và các học giả hiểu đúng những phần quan trọng trong kinh điển của một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới.

“Ngày càng có nhiều người quan tâm đến Phật giáo, điều quan trọng nhất là cần phải có những văn bản Phật giáo xác thực”, ông nói. “Và quan trọng hơn nữa là phải hiểu biết chính xác về những nền văn hóa Á châu”.

Ông Goodman là phó giáo sư Triết học và ngành nghiên cứu Á-Mỹ và châu Á. Ông đến với Đại Học Binghamton (Hoa Kỳ) vào năm 2003 sau khi nhận học vị Tiến sĩ của Đại học Michigan, ông là tác giả của cuốn sách “Kết quả của lòng từ bi: Luận giải và Bảo vệ Đạo đức Phật giáo”.

Công việc biên dịch những tác phẩm của học giả Tịch Thiên khiến ông phải hai lần sang Đại học Trung ương Nghiên cứu Tây Tạng ở Ấn Độ. Tại đây, vào năm 2010 ông đã dành khoảng ba tháng làm việc nhiều nhất với Hòa thượng Tashi Tsering về những bản dịch đã được sửa đổi. Mối liên hệ chặt chẽ giữa ông với các học giả Tây Tạng khiến công việc dịch thuật của ông trở nên độc nhất vô nhị. Những tác giả của bản dịch gốc xuất bản vào những năm 1920 đều không thể lui tới với các học giả Tây Tạng như vậy.

Cuốn sách của Goodman sẽ hoàn tất vào năm 2013 với nhiều mục đích. Các học giả sẽ có thể chứng kiến Phật giáo đã phát triển như thế nào về mặt lịch sử, vì tác phẩm của học giả Tịch Thiên trích dẫn những văn bản hiện không có ở hình thức khác, hoặc là văn bản gốc bằng tiếng Sanskrit đã bị thất lạc. Ông Goodman hy vọng sẽ giúp các Phật tử sống một cuộc sống đầy từ bi, và mọi người hiểu được ảnh hưởng của nền văn hóa Phật giáo đối với nhiều quốc gia châu Á.

Ông kết luận: “Khi chúng tôi biên dịch chính xác văn bản này, chúng tôi nhận ra ngài Tịch Thiên quả là một nhà lý luận triết học rất đạo đức hơn là chúng ta tưởng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày