Học viện PGVN tại TP.HCM ký kết hợp tác với Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh

(GNO-TPHCM): Nhằm thúc đẩy  mối quan hệ giao lưu văn hoá và nghiên cứu học thuật giữa các nước, sáng ngày 27-11, Ban lãnh đạo Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh - Trung Quốc, dẫn đầu là Giáo sư Tiến sĩ Liễu Cống Huệ - Hiệu trưởng đến viếng và ký kết hợp tác học thuật với Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.

Tham dự lễ ký kết, về phía Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM có HT. Thích Trí Quảng - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; HT. Thích Giác Toàn - Phó Viện trưởng Ngoại vụ; TT. Thích Đạt Đạo - Phó Viện trưởng Hành chính và Nhân sự; TT. Thích Bửu Chánh, Phó Viện trưởng Tài vụ; TT. Thích Phước Đạt - Trưởng phòng Giáo vụ; ĐĐ. Thích Giác Hoàng - Phó phòng Hành chánh; TT. Thích Đồng Văn - Trưởng khoa Phật pháp Hoa ngữ; SC. Thích Nữ Tuệ Liên - Phó khoa Phật pháp Hoa ngữ và sự tham dự của chư tôn đức giáo thọ sư tại Học viện Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni sinh khoa Phật pháp Hoa ngữ khóa 8.

hoptac-1.gif

Buổi trao đổi hợ̣p tác giữa Học viện PGVN tại TPHCM và Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh tại Học viện PGVN (TV Vạn Hạnh - TP. HCM)

hoptac-2.gif

 Ký kết giữa Học viện PGVN tại TP.HCM và Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh

hoptac-3.gif
hoptac-4.gif

Chụp ảnh lưu niệm trong phòng họp

hoptac-5.gif

Được biết, Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh là trường thứ năm ký kết hợp tác với Học viện PGVN tại TP. HCM, sau các Đại học Mahachulalongkorn (Thái Lan), Đại học Nalanda, Trung tâm Phật học K.S. Somaiya (Mumbai, Ấn Độ), Đại học Phật Quang (Đài Loan).

Ban lãnh đạo Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh, ngoài Hiệu trưởng nhà trường còn có GS.TS Trương Ân Tường - Viện trưởng Học viện ngành Hóa học Sinh vật; GS.TS Chi Phân Hòa - Viện trưởng Học viện Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật; GS.TS Phương Kiến Quân - Viện trưởng Học viện Tự động hóa; GS.TS Bàng Minh - Phó Viện trưởng Học viện Giao lưu Quốc tế thuộc Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh.

Đại học Liên hợp Bắc Kinh đặt tại thành phố Bắc Kinh - nơi hội tụ các trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc. Đây là trường đại học được thành lập dưới sự ủy quyền của Bộ Giáo dục. Trường có 13 đại học trực thuộc, với tổng số hơn 35.000 sinh viên và 3.600 giáo viên chính thức.

Hiện nay trường có gần 1.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia và khu vực khác nhau, trong đó có gần 30 Tăng Ni sinh Việt Nam đang theo học.

Sau hơn một giờ làm việc, trao đổi và giao lưu về phương pháp giáo dục, phương hướng giáo dục, mục đích nghiên cứu học thuật, v.v… lãnh đạo hai nhà trường đều nhất trí thông qua hiệp ước và đã chính thức ký kết hiệp nghị học thuật trong tinh thần hoan hỷ của sinh viên Khoa Phật pháp Hoa ngữ khóa 8 tại Học viện.

Hiệp nghị này quy định quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên chuyển từ Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh vào học tại Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh. Trên cơ sở này, Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh Trung Quốc và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đồng ý nội dung hợp tác như sau: Sinh viên Hán ngữ và chuyên ngành tương quan của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi hoàn tất các tín chỉ của 2 hoặc 3 năm đầu, có chứng chỉ HSK (kỳ thi Hán ngữ Quốc tế hiện đại) theo yêu cầu, có thể chuyển tiếp vào học năm 3 hoặc năm 4 của trường các chuyên ngành Hán ngữ ngôn văn học (Hán ngữ ngôn văn học, kinh tế mậu dịch, sư phạm, quản lý du lịch) cùng với chuyên ngành Kinh tế mậu dịch quốc tế tại Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh. Sau khi hoàn tất tất cả các tín chỉ và đạt điểm trong các kỳ thi do hai trường tổ chức và đạt được bằng HSK cấp 6, sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp và học vị cử nhân do 2 trường cấp.

Với thiện chí, Giáo sư Tiến sĩ Liễu Cống Huệ - Hiệu trưởng Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh Trung Quốc hứa sẽ tận tình giúp đỡ cho sinh viên Việt Nam trong thời gian du học tại Trung Quốc, cố gắng tạo điều kiện tốt cho Tăng Ni Việt Nam có thể vừa học vừa tu, phù hợp tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian pháp”.

Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh chiếu theo 50% tỷ lệ học sinh, khi sinh viên vào học học kỳ đầu tiên, sẽ cấp phát học bổng tương đương học phí 1 học kỳ, sau đó tất cả sinh viên sẽ tuỳ theo thành tích học tập của mình làm đơn xin học bổng, học bổng sẽ tuỳ theo thành tích cao thấp.

Ngoài ra, song phương đều thống nhất về việc giao lưu giảng viên và sinh viên. Mỗi năm trường ít nhất phái một giáo viên qua trường kia tiến hành phỏng vấn ngắn hạn. Mục đích của sự phỏng vấn này là tăng cường tài nguyên giáo dục quốc tế, sáng lập và tăng cường tài nguyên giáo trình quốc tế hóa, bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho việc đi du học sau này, cung cấp cơ hội phát triển chuyên ngành cho giáo viên của hai trường.

Bên cạnh đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh có quyền giám sát chương trình dạy học, lịch dạy học ở Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh. Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn học thuật và chất lượng chương trình dạy học.

Đối tượng mà song phương cần đào tạo phải là sinh viên chính thức của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, và trước khi nhập học tại Trường Đại học Liên hợp Bắc Kinh phải đăng ký làm sinh viên của trường. Hiệp nghị này có thời hạn 5 năm, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký.

Sau lễ ký kết, ban lãnh đạo hai trường cùng tặng quà và chụp hình lưu niệm. Buổi ký kết hiệp nghị này đã mở ra một cánh cửa tri thức mới, giúp Tăng Ni sinh Khoa Phật pháp Hoa ngữ nói riêng và tất cả sinh viên tại Học viện Phật giáo Việt Nam nói chung, có điều kiện học tập tốt để tự trang bị  kiến thức và hoàn thiện chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày