Học viện PGVN tại TP.HCM: Sẽ liên kết đào tạo tiến sĩ Phật học

HT.Thích Trí Quảng - Ảnh: Bảo Toàn
HT.Thích Trí Quảng - Ảnh: Bảo Toàn

GNO - HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM khẳng định như thế nhân sự kiện nhà trường tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cao học cho 5 học viên có luận văn tốt hơn được chọn trong đợt đầu tiên, bảo vệ vào ngày 30-8, 1 và 6-9 vừa qua. Hòa thượng chia sẻ thêm:

Học viện PGVN tại TP.HCM được thành lập năm 1983, đến nay đã đào tạo hơn 3.000 cử nhân. Những người có nguyện vọng học lên hầu hết đều phải gởi ra nước ngoài, chi phi đào tạo rất cao. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã xin phép Chính phủ, mở lớp thử nghiệm đào tạo sau đại học đầu tiên, với số lượng 130 vị.

Vì đây là lớp thử nghiệm nên thời gian đào tạo kéo dài đến 3 năm (2012-2015). Hầu hết các Tăng Ni đều được học và nghiên cứu các môn chuyên sâu về lịch sử và triết học. Đến nay, chúng tôi đã chọn được 5 vị xuất sắc làm luận văn bảo vệ thí điểm, còn những vị khác sẽ tiếp tục làm và bảo vệ trong các đợt sau.

Do là lớp đầu tiên nên cũng còn nhiều bỡ ngỡ về việc dạy và học. Nhưng hầu hết các giảng viên tại Học viện đều tốt nghiệp tại nước ngoài nên ít nhiều cũng có kinh nghiêm để chia sẻ và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh này.

Bên cạnh đó, chúng tôi mời những vị giáo sư tại các trường đại học ở ngoài tham gia giảng dạy, cũng như nhận xét, đánh giá việc bảo vệ luận văn. Có thể đợt tốt nghiệp này, chúng ta có được 2 hoặc 3 học viên tốt nghiệp thạc sĩ.

Chúng tôi nhận thấy đây là một sự khởi đầu thành công, hướng sắp tới sẽ tiếp tục mở đào tạo tiến sĩ cho những nghiên cứu sinh vừa tốt nghiệp thạc sĩ ở đây cũng như những người đang theo học các chương trình thạc sĩ ở nước ngoài có nguyện vọng tham gia học tập chương trình này.

Tiếp nối thành công của lớp học này, trong tương lai chúng tôi có hướng sẽ liên kết với các trường đại học Phật giáo ở các nước trên thế giới - trao đổi, giao lưu và hợp tác trên phương diện đào tạo. Các nước cũng có thế gởi nghiên cứu sinh đến đất nước mình học tập như mình đã từng làm trong nhiều năm qua.

Quảng Hậu ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày