Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đồng tổ chức hội thảo thiền tại Mumbai - Ấn Độ

(GNO): “Thiền Phật giáo: Văn bản, Truyền thống và Hành trì” (Buddhist Meditation: Texts, Tradition and Practice) là chủ đề chính của Hội thảo quốc tế lần thứ 6 tại Trung tâm Phật học K.J. Somaiya (viết tắt là Trung tâm), thuộc Đại học Mumbai, Ấn Độ, diễn ra từ ngày 3 đến 5-9, tại Campus chính của Trung tâm.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (viết tắt là Học viện) và Trung tâm là hai trong sáu đơn vị đồng tổ chức Hội thảo. Các đơn vị còn lại bao gồm Hội đồng Quan hệ Văn hoá Ấn Độ (ICCR, thuộc Chính phủ Ấn Độ), Đại học Nalanda, Khoa Triết học và Khoa Pali thuộc Đại học Mumbai.

diendan-1.jpg

Đoàn Phật giáo Việt Nam tham gia diễn đàn hội thảo Thiền

Đến tham dự Hội thảo hai năm tổ chức một lần này có ông Devanand Konwar - Thủ hiến bang Bihar, ông Y. Varma - Phó Tổng Giám đốc Hội đồng Quan hệ Văn hoá Ấn Độ, Tiến sĩ B.L. Mungekar - dân biểu Quốc hội Ấn Độ và GS. Kiyozumi Ishii - Hiệu trưởng Đại học Komazawa, Nhật Bản, GS. Ravindra Panth - Hiệu trưởng Đại học Nalanda và GS.K. Sankarnarayan - Viện trưởng Trung tâm. Hơn 200 học giả từ các trường đại học lớn của Ấn Độ và quốc tế đã tham dự hội thảo suốt ba ngày.

Về phía GHPGVN, có HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự làm trưởng đoàn và là khách danh dự của Hội thảo. Tại phiên khai mạc sáng 3-9, thay mặt GHPGVN, Hoà thượng giới thiệu về bản sắc văn hoá và các dòng thiền của PGVN cũng như tầm quan trọng và giá trị trị liệu của thiền. Đây là lần đầu tiên, hội thảo quốc tế về thiền Phật giáo bao gồm các truyền thống thiền, văn bản học của thiền và sự hành trì thiền từ Nam tông, Bắc tông đến Kim Cang thừa. Ngày thứ nhất có ba diễn đàn về các truyền thống Ấn Độ, Tích Lan và Thái Lan. Ngày thứ hai gồm các truyền thống Cambodia , Lào, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên. Ngày thứ ba bắt đầu với diễn đàn về thiền sư Đạo Nguyên, sau đó là các diễn đàn về Tây Tạng, Việt Nam và sau cùng là Miến Điện. Mỗi diễn đàn gồm 2 giờ 30 phút, có 3-5 diễn giả.

Diễn đàn về Thiền học Việt Nam bắt đầu với bài thuyết trình của HT. Giác Toàn về hành thiền trong kinh Trú Độ Thọ (Pārijāta Tree) và kinh Đại Câu Hi La (Maha Koṭihita), TT.TS. Bửu Chánh với đề tài “Ứng dụng Phật pháp trong đời sống”, ĐĐ.TS. Giác Hoàng với đề tài “Đặc điểm thiền của Tổ sư Minh Đăng Quang” và SC.TS Tịnh Vân với đề tài “Thiền và đời sống an lạc” và đề tài “Tự do nội tại - Hành trình tâm linh cho các phạm nhân” của ĐĐ.TS Nhật Từ gây sự chú ý lớn đối với các học giả Ấn Độ và thế giới.

diendan-2.jpg

Ngoài chương trình kịch không lời về cuộc đời Đức Phật, sau Hội thảo phái đoàn quốc tế tham quan các hang động Phật giáo tại Karla, Bhaje và Kondane với nhiều ấn tượng đẹp về các di sản thế giới của PG Ấn Độ. Riêng phái đoàn PGVN còn tham quan các hang động Phật giáo Mahakali (Kondivate) ở Andheri, nay chỉ còn là phế tích và 109 hang động PG Kanheri - quần thể di sản PG Ấn Độ cổ trung đại từ thế kỷ 1 TTL đến thế kỷ 10, giàu chất tâm linh và phong phú về kiến trúc mỹ thuật đặc sắc. Phái đoàn đã đến thăm và trao đổi Phật pháp với Thiền sư Goenka, sau đó thăm 18 Tăng Ni nghiên cứu sinh tại Đại học Pune và 4 nghiên cứu sinh Tăng tại Đại học Mumbai nhằm khích lệ Tăng Ni trẻ sớm hoàn tất luận án, trở về Việt Nam làm Phật sự và phục vụ Giáo hội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày