Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội thông báo tuyển sinh 3 hệ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học

Hòa thượng Thích Thanh Quyết trong một
Hòa thượng Thích Thanh Quyết trong một
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện vừa qua đã ký phổ biến các thông báo tuyển sinh hệ Cử nhân khóa IX (2022-2026) và đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học năm 2021.

Với hệ Cử nhân Phật học Học viện tuyển sinh 400 chỉ tiêu, đối tượng là Tăng Ni đã thụ giới Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, độ tuổi từ 20-36, đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng Phật học, Trung học phổ thông (hoặc tương đương), có giấy giới thiệu của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố; Có đơn đăng ký dự thi với xác nhận của nghiệp sư (hoặc y chỉ sư), phải đăng ký ăn ở nội trú và chịu sự quản lý của Học viện (nếu trúng tuyển).

Thí sinh phải thi 3 môn Phật pháp căn bản, Ngoại ngữ và Lịch sử Phật giáo Việt Nam, thời gian thi dự kiến ngày 24 và 25-4-2022. Lệ phí hồ sơ: 300.000 đồng/bộ; Lệ phí dự thi: 500.000 đồng/bộ.

Trong lớp học của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội - Ảnh: KhuongViet

Trong lớp học của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội - Ảnh: KhuongViet

Với chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học, thời gian đào tạo 5 năm, toàn thời gian.

Đối tượng dự thi là công dân nước CHXHCN Việt Nam, là tu sĩ Phật giáo, Phật tử tại gia và những ai có nhu cầu nghiên cứu Phật học.

Người dự xét tuyển cần có bằng Thạc sĩ đúng ngành hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành Phật học; hoặc có bằng Thạc sĩ ngành gần đúng với chuyên ngành Phật học và đã học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.

Hạn cuối nhận hồ sơ dự thi 12-9-2021 (hông nhận hồ sơ qua đường bưu điện).

Đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ Phật học, thời gian là 3 năm, toàn thời gian. Điều kiện dự thi phải đáp ứng các điều kiện của Học viện về văn bằng; Thí sinh phải dự thi 3 môn (thi viết hoặc trắc nghiệm môn ngoại ngữ) vào các ngày 16 và 17-9-2021 tại Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội): Phật học đại cương, ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung) và Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Để rõ hơn các yêu cầu, thông tin cụ thể, liên hệ website chính thức của Học viện tại địa chỉ www/hvpgvn.edu.vn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày