Hội nghị giao ban: Việc thành lập Ban Quản trị tự viện vẫn có trường hợp "đặc biệt ngoại lệ"

Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ tọa hội nghị giao ban sáng 2-4
Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ tọa hội nghị giao ban sáng 2-4
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Vấn đề khó khăn trong thành lập Ban Quản trị tự viện đối với các tự viện người Hoa được nêu ra tại Hội nghị giao ban tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM) vào sáng nay 2-4, giữa Văn phòng 2 T.Ư, Ban Trị sự TP.HCM, Long An, Vĩnh Long và đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng tỉnh.

Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ tọa hội nghị giao ban

Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ tọa hội nghị giao ban

Theo đó, đây là lần đầu tiên Giáo hội ban hành quy chế hoạt động Ban Quản trị tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) kể từ khi Hiến chương tu chỉnh lần thứ 7 được ban hành. Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm có 4 chương, 20 điều đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua ngày 30-9-2023.

Tuy nhiên, trong thực tế triển khai thực hiện, nhiều Ban Trị sự tỉnh thành gặp rất nhiều khó khăn. Tại TP.HCM, hiện nay có một số tự viện theo truyền thống của người Hoa, đang có Ban Quản trị đa số là cư sĩ quản lý các tự viện này, trong khi đó Quy chế quy định người trụ trì là Tăng, Ni làm Trưởng ban Quản trị tự viện.

Thượng tọa Thích Thiện Quý nêu khó khăn về thành lập Ban Quản trị tự viện người Hoa tại TP.HCM

Thượng tọa Thích Thiện Quý nêu khó khăn về thành lập Ban Quản trị tự viện người Hoa tại TP.HCM

Những khó khăn, vướng mắc thành lập Ban Quản trị đối với các tự viện Phật giáo người Hoa được Thượng tọa Thích Thiện Quý, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nêu tại hội nghị và mong được TƯGH hướng dẫn hoặc có cơ chế đặc thù cho trường hợp này để các tự viện người Hoa tiếp tục phát triển ổn định và có những đóng góp cho Giáo hội.

Quang cảnh buổi họp giao ban

Quang cảnh buổi họp giao ban

Giải đáp về vấn đề này, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư, chủ tọa hội nghị giao ban cho biết hiện nay hầu như các Ban Trị sự tỉnh thành khi triển khai thành lập Ban Quản trị tự viện đều có những khó khăn vì đây là lần đầu tiên Giáo hội ra quy chế này, chưa có tiền lệ.

Hòa thượng giải thích thêm, đối với trường hợp các tự viện người Hoa ở TP.HCM vẫn thành lập Ban Quản trị được, bởi tại Khoản 12, Điều 7, Chương II của Quy chế hoạt động Ban Quản trị tự viện quy định "trong các trường hợp đặc biệt ngoại lệ, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định theo đề nghị của Ban Trị sự tỉnh, thành phố". Trường hợp ở TP.HCM và các tỉnh thành có tự viện tương tự được liệt vào trường hợp "đặc biệt ngoại lệ", do đó Hòa thượng đề nghị Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nên làm tờ trình gởi đến Hội đồng Trị sự để xem xét và giải quyết phù hợp.

Thượng tọa Thích Phước Nguyên tại hội nghị

Thượng tọa Thích Phước Nguyên tại hội nghị

Chư tôn đức chủ tọa hội nghị giao ban gồm Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng 2 T.Ư; Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 T.Ư, cùng các vị tôn đức Văn phòng 2, đại diện Ban Pháp chế T.Ư, Ban Kiểm soát T.Ư; chư vị đại diện Ban Trị sự TP.HCM, Long An, Vĩnh Long, cùng đại diện các cơ quan chức năng của 3 tỉnh thành đã trao đổi, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn, tồn đọng tại 3 tỉnh thành gồm: TP.HCM, Long An, Vĩnh Long làm sáng rõ nhiều vấn đề, có những góp ý cũng như đề xuất phương án giải quyết cụ thể từng trường hợp trên tinh thần "đồng hành".

Chư tôn đức chủ tọa, Văn phòng 2 T.Ư ghi nhận tất cả các ý kiến, đề xuất của đại biểu để tham mưu, trình đến Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự có hướng giải quyết.

Đại biểu 3 Ban Trị sự tỉnh thành: TP.HCM, Long An, Vĩnh Long

Đại biểu 3 Ban Trị sự tỉnh thành: TP.HCM, Long An, Vĩnh Long

Đúc kết tại hội nghị, Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, chủ tọa hội nghị cho biết vấn đề về Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, con dấu tròn cấp cho tự viện thuộc về thẩm quyền của các cơ quan chức năng. Hòa thượng chia sẻ những kinh nghiệm điều hành Phật sự, các Ban Trị sự nên trao đổi trực tiếp với các quan chức năng để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự cho biết các nhóm vấn đề về Tăng Ni ở tỉnh thành khác đến địa phương không đăng ký sinh hoạt với tự viện và Ban Trị sự mà đăng ký tạm trú ở nhà ngoài, việc cầu y chỉ sư, bổ nhiệm trụ trì đối với cơ sở tự viện... đều được quy định trong Nội quy Tăng sự T.Ư, Ban Trị sự tỉnh thành nên vận dụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt ngoại lệ cơ sở tự viện cần bổ nhiệm trụ trì không thuộc Quy chế Ban Tăng sự T.Ư nhưng do nhu cầu cấp bách thì Ban Trị sự nên có văn bản trình Hội đồng Trị sự để có hướng giải quyết mang tính đặc thù.

Hội nghị trao đổi nhiều vấn đề vướng mắc, tồn đọng của Phật giáo 3 tỉnh, thành

Hội nghị trao đổi nhiều vấn đề vướng mắc, tồn đọng của Phật giáo 3 tỉnh, thành

Tại hội nghị giao ban, các đại biểu tỉnh Long An cũng nêu trường hợp của thiền tông Tân Diệu, một cá nhân đã dùng truyền thông mạng xã hội có những phát ngôn xúc phạm một số vị tôn đức trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Giáo hội và các cá nhân những vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Về vấn đề này, Hòa thượng chủ tọa hội nghị mong lãnh đạo các cơ quan chức năng phối hợp quan tâm giải quyết dứt điểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân Tăng Ni liên quan.

Hình ảnh hội nghị giao ban sáng 2-4 tại Văn phòng 2 T.Ư:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày