Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 5 ở Ấn Độ

GNO - Bộ Du lịch Ấn Độ tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại 3 thành phố ở Ấn Độ - đang diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6-10.

Theo đó, 3 thành phố New Delhi, Varanasi và Bodhgaya là nơi diễn ra hội nghị, trong đó, 2 thành phố sau được coi là "vùng đất của Đức Phật" - nơi Đức Phật giáo hóa và đạt được giác ngộ cách đây 2.500 năm.

Myanmar.jpg
Chư Tăng Myanmar cầu nguyện tại đại tháp ở Lộc Uyển (Ấn Độ) nhân dịp tham dự hội nghị

Bộ Du lịch đã mời các đại biểu đến từ 38 quốc gia bao gồm cả Tăng Ni các truyền thống, giới truyền thông và các chuyên gia tôn giáo tham dự các sự kiện của hội nghị. Đoàn đại biểu đến từ Myanmar bao gồm 6 nhà sư từ Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu.

"Chúng tôi rất biết ơn khi được mời đến Hội nghị Phật giáo Quốc tế được tổ chức tại Ấn Độ, họ đã thực sự tổ chức tất cả mọi thứ cho chúng tôi, và họ đã trình bày cho chúng tôi thấy những gì họ đã làm để phát triển du lịch. Chúng tôi thực sự hoan hỷ khi được ở đây để xem tất cả những diễn biến trong hội nghị quốc tế", Hòa thượng Candimabhivamsa, Ủy viên Hội đồng Tăng-già Mahanayaka Myanmar, nói.

Ấn Độ đang tìm cách thu hút nhiều khách hành hương và du khách đến với các thánh địa trong sự công nhận tầm quan trọng của Phật giáo là một tôn giáo thế giới, bây giờ với hơn 500 triệu tín đồ, tiếp tục củng cố vị trí của Phật giáo như là một cứu tinh của nền văn hóa, và mang lại giá trị cho du lịch.

Các địa điểm Phật giáo ở Ấn Độ đang được phổ biến hơn với người hành hương Myanmar và những Phật tử khác từ các nước chủ yếu là Phật giáo như Thái Lan, Campuchia và Lào.

Hòa thượng Nandamalabhivamsa giải thích lợi ích của du lịch đối với các địa điểm tôn giáo ở Ấn Độ, và tại quê nhà Myanmar.

"Một cách đơn giản, chúng ta sẽ cho rằng tôn giáo và du lịch không thực sự liên kết với nhau, nhưng, chúng ta có những công trình lịch sử, chùa chiền ở trong nước", Hòa thượng Candimabhivamsa nói. "Đó là lý do tại sao khi chúng ta nghĩ về du lịch, sẽ có rất nhiều người muốn đến và nghiên cứu về các tòa nhà lịch sử. Khi khách du lịch đến, chính phủ có thể làm kinh doanh. Với nguồn thu từ du lịch tâm linh, chúng ta có thể cải tạo các di tích, duy trì chúng, sau đó làm cho nhiều người hơn thấy về tôn giáo của chúng ta, và đây là một điều tốt đối với chúng ta".

Các đại biểu dành 1 ngày ở New Delhi, 2 ngày ở Varanasi, và hôm nay (5-10) sẽ bay đến Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật được cho là đã đạt được giác ngộ dưới cây Bồ-đề.

Văn Công Hưng (theo Mizzima)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày