Hồi ức về ông Sáu Dân

Nguyên Thủ Tướng Võ văn Kiệt nhận tượng Phật do vị Sư trao tặng tại khu trồng cây Bồ Đề -Bình Chánh
Nguyên Thủ Tướng Võ văn Kiệt nhận tượng Phật do vị Sư trao tặng tại khu trồng cây Bồ Đề -Bình Chánh
Với tư cách là Thư ký riêng  phục vụ cố Hòa thượng  Thích Trí Thủ, Chủ tịch  Hội đồng Trị sự Trung ương, tôi được tiếp xúc và gần gũi với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (gọi thân mật là ông Sáu Dân) vào năm 1982 nhân chuyến đi tham quan Côn Đảo, khi ấy ông đang giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Với tư cách là Thư ký riêng  phục vụ cố Hòa thượng  Thích Trí Thủ, Chủ tịch  Hội đồng Trị sự Trung ương, tôi được tiếp xúc và gần gũi với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (gọi thân mật là ông Sáu Dân) vào năm 1982 nhân chuyến đi tham quan Côn Đảo, khi ấy ông đang giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Đúng 6 giờ sáng mọi người có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, đoàn gồm có 10 người: ông Sáu Dân, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình, cụ bà phu nhân của Liệt sĩ Nguyễn An Ninh, cô cháu ngoại của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, bà Kiều Mộng Thu và tôi (ĐĐ.Thích Đạt Đạo) cùng với 4 vị cán bộ của Thành ủy. Khởi nguyên của chuyến tham quan này là do ông Sáu Dân tổ chức vì ông chưa có lần nào đặt chân đến nhà tù Côn Đảo trong suốt quãng thời gian hoạt động cách mạng.

Từ trên máy bay trực thăng nhìn xuống sân vận động tại Côn Đảo, tôi thấy có nhiều xe và các cán bộ chính quyền địa phương, đông đảo quần chúng đang chờ đón. Đoàn xe chạy thẳng về trụ sở UBND huyện Côn Đảo. Sau nghi thức đón tiếp, đoàn tiếp tục đi tham quan Chuồng Cọp và các di tích nơi giam giữ phạm nhân rồi về ăn và nghỉ trưa tại một nhà nghỉ, trong phòng có 4 giường dành cho ông Sáu Dân, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình và tôi. Lúc đó, tôi nghe ông Sáu Dân kể nhiều về những hoạt động và kỷ niệm của ông.
Hết giờ nghỉ trưa, đoàn về tham quan bãi biển và khu vực cầu Ma Thiên Lãnh, chụp hình lưu niệm rồi thẳng ra trực thăng bay trở về TP.HCM, đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất đúng 16 giờ 30 cùng ngày.

Sau đó, tôi được tiếp xúc với ông Sáu Dân nhiều lần thông qua việc ông mời HT.Thích Trí Thủ dùng cơm thân mật tại tư gia ở khu Làng Đại học và gần đây nhất là nhân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội thảo Quốc tế vào giữa năm 2006. Trong chương trình Hội thảo có mục Trồng cây bồ đề tại khu đất mới để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại nông trường Láng Le, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ông Sáu Dân hứa sẽ đến trồng cây nên ông hỏi tôi đường nào đi đến chỗ ấy? Vì đường xá dưới đó có nhiều ngõ ngách và nhà cửa thưa thớt nên rất khó mà chỉ đường cho chính xác. Cuối cùng tôi thưa với ông cứ đi thẳng đến trụ sở UBND xã Lê Minh Xuân rồi Giáo sư Lê Mạnh Thát và tôi sẽ hướng dẫn đến chỗ trồng cây. Ông Sáu còn căn dặn tôi nói với địa phương đừng có tổ chức đón tiếp gì cả, để ông Sáu đi bình thường thôi. Tuy nhiên sáng hôm đó, tại trụ sở UBND xã Lê Minh Xuân hiện diện đầy đủ các vị Bí thư huyện Bình Chánh, Chủ tịch UBND huyện, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo huyện và ông Nguyễn Chính, Giáo sư Lê Mạnh Thát cùng chính quyền địa phương đã long trọng đón tiếp và chụp hình lưu niệm trước trụ sở UBND xã.
Tôi trực tiếp hướng dẫn đoàn xe chạy thẳng vào chỗ trồng cây, chung quanh toàn là rừng tràm. Hàng trăm đại biểu quốc tế dự Hội thảo và các Tăng Ni sinh viên khóa VI Học viện Phật giáo Việt Nam đã có mặt.

Ông Sáu Dân bước xuống xe trong tiếng vỗ tay rân trời làm náo động cả khu vực mà trước đây luôn luôn chìm trong im lặng không một bóng người…
Thế rồi ông Sáu đã đích thân đặt cây bồ đề xuống và lấp đất cùng với các vị đại biểu Quốc tế. Cây bồ đề này là cây con chiết ra từ cây bồ đề trồng tại chùa Trấn Quốc, Hà Nội mà cách đây mấy mươi năm Thủ tướng Nerhu đã mang từ Ấn Độ qua Việt Nam tặng cho Bác Hồ, và Bác Hồ đã đích thân mang đến chùa Trấn Quốc Hà Nội tự tay vun trồng.
Hôm nay ông Sáu không còn nữa, tôi viết lại những dòng hồi ức này như một nén hương dâng lên ông và nhớ lại những lời ông Sáu đã nói về khu đất tại xã Lê Minh Xuân: “Các thầy phải cố gắng xây dựng nơi đây thành một Trường Đại học Phật giáo Việt Nam thật hoành tráng, nhất Đông Nam Á”. Đây cũng là lời phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại phu Chủ tịch trong buổi tiếp phái đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào giữa năm 2007.    

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bồ-tát Thích Quảng Đức viết Lời nguyện tâm quyết, ảnh tôn trí tại không gian chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức ở Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Hải An/Báo Giác Ngộ

Bồ-tát Thích Quảng Đức viết về 3 đức tính: Bi, Trí và Dũng (1959)

GNO - Bài biết này bằng chữ Nôm, được Bồ-tát Thích Quảng Đức viết vào năm Kỷ Hợi (1959), nói về 3 đức tính đã trở thành những yếu tố căn bản để làm nên nhân cách con người, không còn giới hạn trong tôn giáo, nhưng dễ hiểu nhầm và thực hành chưa đúng. Bài viết có tựa đề "Tam đức".

Thông tin hàng ngày