HT.Như Tín nói về Giáo hội, chính quyền & quần chúng

GNO - Sáng nay, 7-10, HT.Thích Như Tín, Phó BTS kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN TP.HCM đã có bài chia sẻ về Quan hệ xã hội (Chính quyền và quần chúng) đến chư Tăng Ni tham dự khóa bồi dưỡng trụ trì tại chùa Phổ Quang.

2nt.jpg


HT.Thích Như Tín giảng về các mối Quan hệ xã hội

Hòa thượng đã nói về vai trò, trách nhiệm của một vị trụ trì trong các mối quan hệ xã hội thời nay, cũng như ý thức được mình là một Tăng sĩ phải giữ đúng theo giới luật Phật chế. Phải biết pháp luật nhà nước, chính sách tại địa phương, Hiến chương Giáo hội, Nội quy Tăng sự… các vấn đề điều phải đi trình tự từ cấp địa phương sau đó mới đến cấp trung ương.

Tiếp sau bài chia sẻ, ĐĐ.Thích Thiện Quý thay mặt Ban thư ký đã đọc câu hỏi trao đổi của chư tôn đức tham dự khóa bồi dưỡng và được Hòa thượng giải đáp. Dưới đây là phần lược ghi các câu hỏi, trả lời tại buổi chia sẻ:

Kính bạch Hòa thượng, ngày nay trong các lễ hội mang tính chất Phật giáo thường cung thỉnh chư tôn đức Phật giáo và chính quyền đến chứng minh và tham dự? Vậy phải sắp xếp chỗ ngồi và phương danh như thế nào cho phù hợp?

- HT.THÍCH NHƯ TÍN: Về tổ chức hành chánh, thứ nhất đối với lãnh đạo Giáo hội là cấp trung ương, khi thỉnh mời chứng minh thì phải ngồi ở ghế chứng minh; đối với cấp Giáo hội tỉnh, thành phố đến để làm chủ tọa thì ngồi ghế chủ tọa, chứng minh thì ngồi ghế chứng minh. Chủ tọa để giải quyết thông báo kế hoạch của Giáo hội thì dù vị đó còn trẻ nhưng do giữ trách nhiệm với Giáo hội đóng vai trò lãnh đạo thì phải ngồi trên để trả lời.

Đối với chính quyền không thể để ngồi chung với quý Hòa thượng, mà ngồi hai bên, hoặc ngồi hàng thứ 3 để góp ý xây dựng, đóng góp…

Còn đại chúng thì ngồi phía dưới hội trường theo thứ lớp, hạ lạp…

Ngày nay, trước những thách thức của thời đại, đối với Tăng Ni rất đa dạng trong các mối quan hệ  xã hội. Bằng phương thức nào đó chư vị trụ trì có thể duy trì tốt mối quan hệ ngoại giao trong xã hội?

- Xã hội mỗi ngày mỗi phát triển, đất nước mỗi ngày mỗi hội nhập. Tất cả mọi sinh hoạt của xã hội rất đa dang và phong phú, nếu chúng ta xa lìa quần chúng, xa lìa xã hội thì sẽ tiêu tùng - nên chúng ta phải phát triển theo cách hội nhập nhưng “giấy rách phải giữ lấy lề”, tức phải giữ giềng mối tôn giáo, lấy giới luật làm đầu.

Kính thưa Hòa thượng, Tăng Ni trẻ ngày nay thường hay giận dỗi và bỏ thầy tổ đến trú xứ khác sinh hoạt. Trong phương thức ngoại giao, các vị trụ trì, cơ sở tự viện phải suy nghĩ như thế nào? Thực hiện như thế nào để phù hợp với chánh pháp?

- Trong luật Phật có dạy, một vị xuất gia không được rời thầy trước 5 năm, theo thầy học ít nhất 5 năm, phải có uy tín, giới đức, được thầy chấp nhận mới được xa thầy học đạo tiếp.

Còn những vị mới xuất gia mà rời thầy tổ thì những chùa khác không nên nhận. Do đó, chúng tôi, nếu nhận đệ tử tới tu học phải có giấy xác nhận của thầy tổ và Ban Trị sự địa phương thì mới nhận.

Nhiều vị khi giận thầy, thì bỏ chùa ra ngoài xây dựng am cốc, như vậy là không hợp pháp. Thầy tổ phải báo lại chính quyền địa phương và BTS địa phương - vị này không còn là đệ tử, các tự viện không nên nhận vị đó.

1nt.jpg


Quang cảnh buổi giảng và trả lời thắc mắc của học viên sáng nay, 7-10

4nt.jpg


Chư tôn đức lắng nghe bài giảng và ghi chép lại

Ngày nay, do áp lực công tác Phật sự, nên nhiều chư tôn đức không đi tham dự lễ tại các chùa, mà cử đệ tử đi thay, việc này có đúng chánh pháp và ngoại giao giữa các chùa hay không?

- Đối với sinh hoạt Giáo hội, chúng tôi xin thưa, lãnh đạo Giáo hội các cấp tuy các vị còn trẻ, nhưng đủ khả năng, trình độ, đạo đức, tư cách lãnh đạo, thì nên cơ cấu các vị trẻ này vào lãnh đạo, nhưng không phải các vị lớn về hưu, mà làm trụ cột để các vị này nương tựa.

Về hành chánh, các vị trẻ năng nỗ hơn, khi cơ cấu các vị này vào lãnh đạo thì nên có một khóa đào tạo.

Đối với các lễ, thầy tổ không đi được mà cử đệ tử đi thay là không đúng, nếu vị đó đến tham dự lễ thì được, còn đến thay thầy chứng minh thì không được. Tiếp nữa phải xem lại cách tổ chức của mình làm sao mà vị này không đến, do vị đó bận việc thì không sao, còn nếu không phải thì xem lại lễ nghi mời của mình có đúng không?

Như Danh ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày