HT.Thích Minh Thông nói về việc tổ chức Đại giới đàn

GNO - Trả lời báo Giác Ngộ, HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, vị giáo phẩm am tường Luật tạng hiện nay, được cung thỉnh làm Luật sư của nhiều Đại giới đàn, chia sẻ: "Đối với người xuất gia, việc thọ giới là một yếu tố quan trọng trong cả quá trình tu tập; việc này ảnh hưởng đến hành sự, tu tập của chính vị Tăng sĩ đó".

Trong bài phỏng vấn, Hòa thượng nhấn mạnh nhiều vấn đề cần quan tâm điều chỉnh liên quan tới hoạt động đặc thù của Tăng-già trong ngành Tăng sự Giáo hội, được xem là Phật sự quan trọng này.

Theo Hòa thượng, "một vấn đề hết sức hệ trọng cần phải quan tâm điều chỉnh, đó là việc học giới luật trước hoặc sau khi thọ giới đang bị xem nhẹ hoặc lãng xao" - bạn đọc quan tâm xem ở trang 7.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 1069, ra ngày 25-9 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Cũng liên quan đến Tăng sự, trang 3 có bài Giáo hội sẽ chế tài việc Tăng Ni lạm dụng mạng xã hội. Nhà báo Diệu Nghiêm bày tỏ hy vọng Thông tư 206/2020/TT-HĐTS của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự sẽ được thực hiện, giám sát chặt chẽ trong thực tế.

Về Phật học, Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng tiếp tục nội dung bài giảng An lạc giữa biến động cuộc đời.

Tại sao phải tu thiền? Câu hỏi này sẽ được giải thích bởi một Trưởng lão thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy - ngài Bhante Henepola Gunaratana. Trong khi đó, suy nghiệm lời Phật sẽ đề cập đến Người lao động & người sử dụng lao động (Quảng Tánh).

Văn minh, công nghệ & lằn ranh đạo đức (Thanh Phương) đăng trang Cuộc sống mầu nhiệm.

Văn hóa: Nghĩ về đề án tu viện chuyên tu của HT.Thích Huệ Hưng (Thích Không Hạnh); Kỳ nữ Kim Cương: "Lo cho cha mẹ, đừng hẹn ngày giờ" (Tiểu Trúc).

Y sĩ của người nghèo - câu chuyện sống đẹp của một người trẻ ăn chay trường, giúp người bệnh nghèo điều trị miễn phí (trang Tuổi trẻ). Và chuyện nỗ lực vượt khó đầy xúc động của người bán vé số nuôi con vào đại học (trang Xã hội).

Hai tản văn của Nguyễn Chí Ngoan, Tăng Hoàng Phi: Những tên đường..., Trung thu của má. Quốc tế: Vị sư bảo vệ môi trường & cưu mang người nghèo tại Myanmar.

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục? - câu hỏi của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ trả lời ở trang 27.

Kính mời bạn đọc đón theo dõi!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày