Hương thảo mộc Phụng Nghi

GN - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, cá nhân mong muốn cây hương dùng để dâng cúng trong những dịp lễ, Tết của người Việt có được làn hương thuần chất từ nguyên liệu thiên nhiên, giảm thiểu chất độc gây hại cho người sử dụng. Và, hương Phụng Nghi, một sản phẩm hương Việt, đã làm nên sự khác biệt từ thảo mộc, cho làn hương hòa quyện thoảng dịu, không độc hại.

Cất công đi tìm một làn hương

Trần Phương Anh, tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương, du học tại Mỹ và làm việc trong những tập đoàn danh tiếng. Thế nhưng, chỉ vì một làn hương thảo mộc mà anh đã có một bước rẽ… với vô vàn khó khăn.

Anh 1-2.jpg

Được chắc chiu dưới bàn tay của nghệ nhân làng hương - Ảnh: C.T.V

Từng đi vào chốn đền, chùa và chứng kiến những nén hương dâng cúng, Phương Anh nhận thấy nén hương là nét văn hóa, sự thiêng liêng của người Việt. Đó là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là sự giao hòa giữa trời, đất và người. Cây hương làm nên nét tinh hoa văn hóa thờ cúng của người Việt. Thế nhưng, làn hương ở những buổi lễ ấy cứ ám ảnh anh, vì lẽ nó làm người ta phải cay xè mắt, phải nín thở, phải hít hóa chất độc hại...

Phương Anh cùng với những người tâm huyết đã đi thực tế nhiều nơi, từ các tỉnh đồng bằng phía Bắc, đến các tỉnh miền Trung, miền Nam… để tìm hiểu bí quyết làm nên cây hương của cha ông còn cất giữ trong đời sống dân gian. Có những nơi, nghề hương đã thất truyền, thế nhưng cây hương vẫn lưu giữ nguyên giá trị văn hóa của nó. Phương Anh mới thấy hành trình của mình thật sự rất khó khăn; dù vậy, khó khăn ấy chính là thử thách.

Theo Phương Anh, nước ta có nhiều loại hương truyền thống, tiêu biểu như: Hương trám vùng Kinh Bắc, đặc biệt trám vùng Yên Thế (Bắc Giang); hương bài, vùng Đông Bắc Bộ; hương trầm ở Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế; đàn hương (trầm Ấn Độ) ở các tỉnh phía Nam.

Quá trình khó nhọc ấy cũng giúp Phương Anh thu nhặt những bí quyết, tự lý giải được sự khác biệt của sản phẩm hương đang có trên thị trường và hương truyền thống. Một bên là sự kỳ công của bàn tay, khối óc con người với nguyên liệu tự nhiên; một bên là máy móc công nghệ hiện đại và nguyên liệu phi tự nhiên. Anh nghĩ, nếu dùng chất liệu thiên nhiên cộng với sự tỉ mỉ và một tấm lòng mà kết hợp với khoa học thì sẽ tạo nên sự khác biệt. Từ đó, Phương Anh đã khéo léo kết hợp và sáng tạo để cho ra đời một loại hương thảo mộc đặc trưng của mình: hương Phụng Nghi.

Dấu ấn từ làn hương thảo mộc

Hầu hết, nếu không nói là tất cả các loại hương giá siêu rẻ có mặt trên thị trường (khoảng 10.000 đồng/bó) đều có mặt hóa chất P04 (3-), một thành phần có trong axit photphoric H3P04, chất này làm que hương cháy nhanh, cuốn tàn cong đẹp nhưng lại vô cùng độc hại, thường làm cay mắt, có thể gây ngứa da, mờ mắt, thậm chí gây mù lòa, khó thở, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư…

Anh 8.jpg

Hương Phụng Nghi được phơi dưới ánh nắng tự nhiên - Ảnh: C.T.V

Trong khi đó, hương Phụng Nghi chỉ dùng thảo mộc tự nhiên. Mỗi nén hương Phụng Nghi sản xuất trung bình phải mất năm tháng, tuân thủ quy trình từ khâu ngâm nứa cật dưới suối nước (nơi có dòng chảy) làm chân hương, phơi nắng, chẻ chân hương bằng tay rồi kết hợp các nguyên liệu thảo mộc được trồng ở các vùng miền đặc trưng, kết hợp lại để cho ra một dòng sản phẩm.

Đại hồi lấy ở Lạng Sơn, quế ở Yên Bái, ngâu ở Thái Bình, trầm ở Quảng Nam… là những nguyên liệu “phần hồn” tạo nên nét đặc trưng của hương Phụng Nghi. Thảo mộc được thu hoạch vào mùa xuân để có nhiều tinh dầu và tạo nên hương thiên nhiên tốt nhất.

Phương Anh cho biết đã sáng tạo ra 9 công thức làm hương với 9 mùi khác nhau, như hương trám đặc trưng cho Bắc Ninh, hương bài ở đồng bằng Bắc Bộ, xạ ở Hưng Yên, trầm của Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam…

Đặc biệt, các loại hương Phụng Nghi đều được thực hiện bằng quá trình sản xuất truyền thống, tức xe bằng tay và phơi nắng tự nhiên (từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều). Chính vì vậy, hương Phụng Nghi không có màu sắc vàng tươm đẹp mắt và độ láng mịn như nhiều loại hương khác trên thị trường. Hương Phụng Nghi có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc. Thế nhưng, ưu điểm của nó là vẻ đẹp của sự tinh tế, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay…

Đáp ứng nhu cầu của người Việt, hương Phụng Nghi có nhiều dòng sản phẩm, ứng với không gian riêng, để người sử dụng cảm nhận được hết giá trị tinh thần và không khí thiêng liêng: Trầm Hương Huyền Diệu (kết hợp 64 loại thảo mộc) phù hợp ở thiền đường, bàn thờ tổ tiên, ngày lễ lớn; Hương Bài Tôn Quý (18 loại thảo mộc) phù hợp với không gian an lạc, tự tại, thanh khiết ở chốn chùa chiền; Hương Trám Cao Nhã (32 loại thảo mộc), phù hợp lễ đón giao thừa, đoàn tụ gia đình; Liên Hoa Bảo, nguyên liệu chính là trầm hương và hoa ngâu (đặc trưng vùng Hội An-Đà Nẵng) phù hợp với không gian đình, chùa; Phúc An (18 loại thảo mộc), thường được sử dụng quanh năm với mong muốn gia đình luôn hưởng phúc đức và an bình.

Tuy các dòng sản phẩm cao cấp của Phụng Nghi có giá thành khá đắt, nhưng qua hơn 6 năm có mặt, Phụng Nghi đã đáp ứng được sự mong mỏi và kỳ vọng của người sử dụng khó tính, đó là sự tinh khiết thuần chất từ tự nhiên, không độc hại.

Sự có mặt của hương Phụng Nghi tại Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh phía Bắc), khẳng định được hướng đi đúng đắn cho một doanh nghiệp trẻ vì tự tôn dân tộc mà dám “tự mình bước đi” trong muôn vàn thử thách. Phụng Nghi tạo được dấu ấn riêng biệt không lẩn khuất, không xa lạ mà rất gần gũi với những giá trị đích thực của tinh thần, tâm linh và văn hóa Việt.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày