Húy nhật lần thứ 52 Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt

Môn đồ pháp quyến vân tập tưởng niệm húy nhật Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh
Môn đồ pháp quyến vân tập tưởng niệm húy nhật Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 10-2 (13-1-Ất Tỵ), tại chùa Long Quang (X.Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn), Lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 52 Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh (1877-1973), Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt, khai sơn chùa Long Quang đã được trang nghiêm cử hành.

Mở đầu chánh lễ húy nhật, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo H.Hóc Môn, đương vi sám chủ, cùng chư tôn đức trong Ban Kinh sư cử hành nghi thức phổ Phật cúng ngọ theo nghi lễ truyền thống Phật giáo Nam Bộ.

Tiếp đó, chư Tăng Ni môn đồ pháp quyến cùng thiện tín Phật tử xa gần vân tập về Tổ đường, dâng hương, trà phẩm, phạn thực cúng dường Giác linh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh.

Hòa thượng Thích Đạt Thanh, pháp hiệu Như Thông, thế danh Võ Minh Thông (sau này đổi thành Võ Bửu Đạt), sinh năm 1877 (Đinh Sửu) tại làng Tân Thới Thượng, tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (ngày nay là X.Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM).

Hương án Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh tại Tổ đường chùa Long Quang

Hương án Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh tại Tổ đường chùa Long Quang

Năm 1889 (12 tuổi), ngài xuất gia tại chùa Linh Nguyên (ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa, tỉnh Long An), thờ Tổ Minh Phương - Chơn Hương làm Thầy, được Tổ ban pháp danh là Như Thông, pháp tự Bửu Đạt.

Năm 1891 (14 tuổi), ngài tham học tại chùa Giác Lâm, y chỉ và cầu pháp với Tổ Minh Vi - Mật Hạnh, được Tổ Minh Vi - Mật Hạnh ban pháp hiệu Đạt Thanh và cho thọ giới Cụ túc năm 1896.

Năm 1919, Tổ Minh Phương viên tịch, ngài được tứ chúng công cử trụ trì tổ đình Linh Nguyên. Sau đó, ngài giao quyền trụ trì lại cho sư đệ là Như Đạt - Thiên Cang. Ngài trở về xây dựng ngôi chùa vốn đã được song thân cải gia vi tự và lấy tên Long Quang để hành đạo.

Ngoài việc tổ chức các trường Hương (An cư kiết hạ), chứng minh các Đại giới đàn, ngài hoạt động rất tích cực trong việc ứng phó đạo tràng thông qua các nghi lễ đàn tràng để đưa quần chúng đến với Phật giáo và cũng qua các đàn tràng này, ngài liên kết những nhà yêu nước, tổ chức các hoạt động chống lại thực dân xâm lược.

Tháng 5-1951, ngài làm Trưởng đoàn của Phật giáo Nam Việt tham dự Đại hội thống nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm (Huế) để thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Tháng 6-1951, Đại hội thành lập Giáo hội Tăng-già Nam Việt được tổ chức tại chùa Hưng Long (nay thuộc Q.10, TP.HCM), ngài được suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ.

Thượng tọa Thích Huệ Khai, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai cùng chư tôn đức trong môn phong dâng hương tưởng niệm

Thượng tọa Thích Huệ Khai, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai cùng chư tôn đức trong môn phong dâng hương tưởng niệm

Sau thời gian ba năm phục vụ cho Giáo hội, năm 1953, ngài trao lại ngôi vị Pháp chủ cho Hòa thượng Huệ Quang và trở về chùa Long Quang ở Xuân Thới Thượng an dưỡng, chỉ nhận vai trò Chứng minh Đạo sư của Giáo hội Tăng-già Việt Nam và Giáo hội Lục hòa Tăng Việt Nam.

Ngài viên tịch ngày 12 tháng Giêng năm Quý Sửu (14-2-1973), hưởng thọ 97 tuổi. Bảo tháp của ngài được tôn thờ tại chùa Long Quang, H.Hóc Môn ngày nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Món quà lạ thường của vô thường

GNO - Cứ mỗi tháng Giêng tôi lại chọn một từ. Tôi sử dụng từ này như một thỏi nam châm cho năm tới, để truyền cảm hứng cho tôi, an ủi tôi, khuyến khích tôi và thay đổi tôi.

Thông tin hàng ngày