Hy Lạp: Kiều bào tổ chức Vu lan Báo hiếu 2011

(GNO-Hy Lạp): Tối 7-9, theo giờ VN, lần đầu tiên một lễ Vu lan Báo hiếu được tổ chức cho cộng đồng người Việt tại Hy Lạp.

Đến dự có ông Vũ Bình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN và phu nhân, ông Kostas (Nguyễn Văn Lập - công dân VN danh dự), ông Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch Hội Việt - Hy hữu nghị cùng những người Việt Nam yêu kính đạo Phật sống ở nhiều vùng miền trên đất nước Hy Lạp.

hylap-1.gif

Phật tử kiều bào tham dự buổi lễ 

hylap-2.gif

ĐĐ.Thích Trí Chơn và kiều bào chụp ảnh lưu niệm

Sau phần nghi lễ tôn kính, trang nghiêm với đầy đủ nghi thức của lễ Vu lan Báo hiếu mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống là sự chân tình, cởi mở của những người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng mà tôi cảm nhận được qua từng ánh mắt, nụ cười và cả những giọt nước mắt đong đầy hạnh phúc và cả nỗi nhớ quê da diết. Cũng trong buổi lễ, Đại đức Thích Trí Chơn, Ủy viên HĐTS, Cố vấn Hội Phật tử VN tại CH Czech, Ttrụ trì chùa Khánh An (Q.12, TP.HCM)  đã có buổi pháp thoại  về Đạo Phật với truyền thống dân tộc của người Việt, về đạo lý làm người và ý nghĩa của Vu lan Báo hiếu, đồng thời cũng giải đáp những thắc mắc của bà con về những điều còn chưa biết trong đời sống tâm linh, các nghi lễ truyền thống của người Việt. Chị Nguyễn Vũ Hồng Ngọc không giấu nỗi xúc động, kể: “Cảm xúc của tôi khi dự lễ Vu lan Báo hiếu tại CH Hy Lạp vô cùng xúc động. Xúc động là vì ở một miền đất xa xôi nhưng bà con người Việt khi hướng về cội nguồn thì dù ở xa bao nhiều, dù bận cộng việc đến đâu cũng tụ hội về, điều đó chứng tỏ người Việt của ta ở khắp nơi trên thế giới đều luôn hướng về Tổ quốc, hướng về cội nguồn của mình.Tôi vô cùng xúc động về điều đó. Bản thân tôi cũng không hình dung được ở đất nước Nam Âu rất xa xôi như thế mà lại có một lễ Vu lan trang trọng như thế mà đôi khi ngay cả ở trong nước tôi cũng chưa có cơ hội để dự một lễ Vu lan như vậy”.

Người Việt ở Hy Lạp chỉ có khoảng 600 người. Đời sống của bà con ổn định và phát triển, tuy nhiên do điều kiện và hoàn cảnh sống nên bà con ít có điều kiện gặp gỡ hay chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống ở nơi xa xứ. Chị Nguyễn Vi Ly Ly nói: “Qua đây cũng gần 22 năm rồi nhưng chưa có cơ hội gặp người Việt ở đây. Đây là lần đầu tiên, tôi rất xúc động và cảm thấy hạnh phúc lắm. Mong rằng có nhiều ngày hội để được gặp bà con”.

Nếu như trước đây, người Việt chỉ sinh hoạt theo nhóm, hay những gia đình nhỏ thì kể từ khi có Đại sứ quán - cơ quan đại diện của VN tại Hy Lạp đã mang đến cho bà con một chỗ dựa tinh thần vô to lớn. Anh Kevin Toàn cho biết: “Từ trước khi có Đại sứ quán (ĐSQ), cộng đồng người Việt ở đây chỉ gặp nhau mang tính chất gia đình, chưa có những cuộc gặp lớn như thế này. Từ khi có ĐSQ đã có gặp mặt nhân dịp năm mới, và hôm nay dự một buổi lễ như thế này khiến em cảm thấy rất ấm áp, rất vui khi ở xa quê hương”.

So với cộng đồng người Việt ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, người Việt ở Hy Lạp là cộng đồng nhỏ, sống rải rác ở nhiều vùng miền nên việc tập hợp gắn kết bà con trong những hoạt động cộng động chưa nhiều, song trong trái tim mỗi người đều ẩn chứa những nỗi niềm đau đáu với quê hương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày