Theo hãng tin Jakarta Post ngày 16-12, trong khi đào nền móng xây dựng thư viện mới trong khuôn viên đại học Sleman ở thành phố
Tiếp tục đào xung quanh phần kiến trúc, người ta phát hiện công trình này giống một bức tường, rộng khoảng 50 cm với kiểu dáng kiến trúc đặc biệt và hình ảnh trang trí trên những bức tường rất giống với các cổ vật được tìm thấy trong những điện thờ lịch sử của Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Ông Indung Panca Putra, người đứng đầu nhóm bảo vệ công trình nói rằng các phần bên dưới của công trình kiến trúc dài 2,7 mét sâu khoảng 40 cm, đây là kiến trúc độc đáo vì nó còn khá nguyên vẹn, các hình ảnh trang trí còn rất tốt và nó được làm bằng loại đá rắn chắc chất lượng cao. Ông Indung chỉ vào các hình ảnh trên đó và nói: “Lúc bấy giờ chỉ có chùa mới làm tường bằng vật liệu này. Vì thế các hình ảnh trang trí vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đã trải qua thời gian rất lâu. Dựa trên kiểu kiến trúc và hoa văn trang trí, chúng ta có thể biết được kiến trúc nghệ thuật này được xây dựng từ thế kỷ thứ IX và thứ X, trong thời kỳ Vương quốc Mataram cổ cai trị. Đặc biệt, các hoa văn có hình hoa sen đang nở, hàng chuổi hạt ngọc trai và nhiều cây leo cho thấy rằng kiến trúc này xuất hiện từ thời đó.”
Tuy nhiên, theo ông Indung tất cả kiến trúc vừa mới phát hiện này cần được nghiên cứu và xác định chính xác rồi sau đó mới tiết lộ thêm. Ông nói: “Chúng tôi đang mong chờ tiến hành phương pháp xác định niên đại bằng các-bon để tìm ra niên đại chính xác của kiến trúc. Nếu đây là một phần của ngôi chùa cổ với hơn 70% kiến trúc còn nguyên vẹn thì chúng ta phải có kế hoạch việc bảo tồn thích hợp.”
Bình luận