Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến

Mùng 6 Tết, Chùa Hương khai hội. Cảnh tắc đò trên suối Yến diễn ra ngày 3 lần: 7h, 12h và 18h, mỗi lần cả tiếng đồng hồ. Người đi chùa nườm nượp vô tư xả rác xuống suối, rất nhiều du khách bị chủ đò bỏ rơi.

Rác xả vô tư...

Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 1
Sống chung với... rác

Theo lời một chủ đò thì trước đây, BTC đã phát cho mỗi đò một thùng rác đặt trên đò để tránh tình trạng khách vứt rác bừa bãi xuống suối Yến. Tuy nhiên, rất ít chủ đò tuân thủ quy định này và họ giải thích: vừa tốn diện tích vừa mất mỹ quan! Ngay cả những đò có trang bị giỏ rác, khách trên đò cũng ngang nhiên xả rác thẳng xuống suối Yến. 

Trên đường vào động Hương Tích, du khách buộc lòng phải sống chung với rác. Còn tại hai đầu bến, và ngay cả những điểm ăn uống từ bến Trong lên Thiên Trù, rác rưởi vứt la liệt bên đường. Mặc dù đã có rất nhiều biển báo cấm xả rác xuống suối nhưng ở Bến Trong, gần lối vào chùa Thiên Trù chỉ thấy toàn rác là rác.

Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 2
Cơm phở ê hề nhưng giá cả đã xuống thang so với mọi năm.

Điểm sáng của lễ hội chùa Hương năm nay là dịch vụ ăn uống giá cả rất phải chăng. Một tô phở bò chỉ 15.000 đồng, một chiếc xúc xích Đức-Việt từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng nên du khách cũng khá hài lòng.  

Đò "xù" khách, tắc đò tái diễn

Ngay từ sáng sớm đã có hàng ngàn du khách đến khai hội chùa Hương, nhiều người thậm chí đi đò lên lễ chùa từ 3h sáng.

Tuy nhiên, chuyện khách bị chủ đò lừa lấy tiền trước rồi "bỏ bom" không đến đón ở bến đò như đã hẹn sau khi khách vào chùa lễ diễn ra rất phổ biến. 

Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 3
Đò nào cũng chở quá người quy định.

Các biển khuyến cáo được đọc dọc hai bên bờ suối Yến chỉ nhắc nhở du khách tự bảo quản đồ, đề phòng nạn trộm cắp nhưng lại không nói gì đến chuyện đề phòng những chủ đò "xù khách". 

Các du khách sau khi lễ chùa đứng chật ních ở bến chờ đò mình đã hẹn trước đến đó nhưng đa phần là phải trả 50.000 đồng để quá giang các đò khác.

Phóng viên VietNamNet cũng đã bị một chị chủ đò lừa thu trước 150.000 đồng (cả tiền vé vào chùa và tiền đò đi về hai lượt), hứa sẽ quay lại đón nhưng rồi bặt vô âm tín. Chị trông xe ở nhà hàng Thanh Hằng khuyên chúng tôi: "Chuyện khách bị chủ đò lừa diễn ra như cơm bữa. Các anh chị đừng mất công báo với Ban quản lý làm gì, chẳng giải quyết được gì đâu"?!

 Khuyến cáo cho du khách:

Nên mua vé tham quan di tích và vé đò trước khi xuống đò để tránh bị một số chủ đò bỏ rơi.

Thỏa thuận tiền bồi dưỡng với chủ đò trước khi lên đò để tránh bị chặt chém.

Chỉ trả 50% số tiền bồi dưỡng lượt đi, trả nốt 50% còn lại khi đã trở lại được đầu bến.

Điều đáng nói là trạm thu phí ở ngay bên ngoài đã ngừng hoạt động 3 năm nay nhưng vẫn không hề có bất cứ biển chỉ dẫn nào về việc mua vé của du khách nên những người mới đến đây lần đầu đã bị các chủ đò.... chém đẹp. Họ thuyết phục người đi đò trả cho mình cả tiền vé (để họ mua hộ) và tiền đò rồi chở xong là... biến mất luôn, không quay lại đón khách khiến cho nhiều người lâm vào cảnh khốn đốn. Mặc dù đa số đò nhỏ chỉ được phép chở tối đa 5 người theo như trọng tải khuyến cáo ghi trên thân đò nhưng đa số các thuyền chở gấp đôi số người.

Tình trạng tắc đò không thể tránh khỏi do lượng khách đến với lễ khai hội chùa Hương quá đông, lên tới 60.000 người (theo thống kê của ban tổ chức).

Phóng viên VietNamNet đã chứng kiến cảnh tắc đò kéo dài từ 4h30 đến 18h chiều ngày mùng 6 Tết (31/1) tại suối Yến và buộc phải chèo đò theo đường vòng (xa hơn 4km) mới tới được bến vào lúc trời bắt đầu tối.  Mặc dù đã có rất nhiều cảnh sát tham gia giữ trật tự, khai thông giao thông trên suối Yến nhưng vẫn không giúp cho tình hình khả quan hơn.

Dịch vụ "lạ" hốt bạc

Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 4
Nhà vệ sinh "ngoài luồng" dựng lên tạm bợ để "chém" khách.

Do lượng du khách quá đông, nhiều người không chen lấn nổi lên động Hương Tích nên đã phải quay lại. Một số du khách phản ánh, do tắc đường, nhiều chủ hàng trên động Hương Tích đã cho người dân đi qua cửa hàng và thu phí 2000 đồng 1 lượt. Hiện tượng tắc đường ở phía đầu vào suối Yến cũng tạo điều kiện cho một số hộ gia đình có nhà thông từ đầu bên này sang bên kia con đường tắt để ra bến xe thực hiện trò "thu tiền mãi lộ": 2000 đồng/xe máy và 10.000 đồng/ ô tô.  

Cả quãng đường dọc bến Trong Suối Yến chỉ có hai nhà vệ sinh được người dân xây dựng từ nhiều năm trước nên cũ kỹ và bẩn thỉu. 

Nhà vệ sinh "tác chiến" mùa hội cũng được dựng lên tạm bợ phục vụ du khách. Những nhà vệ sinh này bốc mùi rất... khủng khiếp khiến cho du khách đi qua rất khó chịu. Giá mỗi lần đi vệ sinh là 2000 đồng, tuy nhiên, phần do ngại bẩn, phần do phải chen lấn đi xa (chỉ có 3 nhà vệ sinh dọc bến lên chùa Thiên Trù) nên nhiều du khách hồn nhiên đi tiểu tiện tại các bụi cây  ngay bên lề đường đi khiến các du khách người nước ngoài trố mắt vì... hãi hùng!

Ông Nguyễn Chí Thanh-Phó BTC Lễ hội chùa Hương năm 2009:

Không có chuyện du khách bị chủ đò lừa

Trong ngày đầu tiên khai hội, chỉ tính đến 15h ngày 31/1, đã có tới gần 6 vạn lượt khách về dự lễ hội chùa Hương. Thời điểm đông nhất trong ngày là 7h-10h sáng. Cả ngày chỉ xảy ra tắc suối 1 lần ở cầu Hội lúc 8h sáng. Lượng bán vé bổ sung chưa đến 1% nên không có chuyện du khách bị chủ đò lừa. Ở 3 cổng chặn vào tới bến Yến đều có niêm yết công khai các loại dịch vụ và khuyến cáo cho du khách.

Cảnh sát giao thông chỉ cắm chốt ở ngã tư, ngã năm còn ở những đoạn đường thẳng không có người. Chỉ khi xảy ra tắc đường mới có cảnh sát đến phân luồng. Tối 31/1, Tiểu ban an ninh bao gồm cảnh sát giao thông và thanh tra lễ hội sẽ họp và bàn cách ứng phó trong những ngày tiếp theo.

Năm nay, hiện tượng trộm cắp, chặt chém du khách cũng đã giảm so với năm trước. Từ ngày mùng 2 Tết đến hết ngày mùng 6 Tết đã có 13 vạn du khách về dự lễ hội nhưng chưa có hiện tượng đáng tiếc nào xảy ra. Còn một số hiện tượng nhỏ lẻ còn tồn tại do lượng khách tăng đột biến sẽ được khắc phục sớm trong những ngày tới.

Có không ít chủ đò bỏ rơi khách sau khi đã nhận tiền
Có không ít chủ đò bỏ rơi khách sau khi đã nhận tiền
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 6
Có thùng rác hay không thì rác cũng được ném vô tư
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 7
Có thùng rác hay không thì rác cũng được ném vô tư
Nhà vệ sinh "tác chiến" mùa hội
Nhà vệ sinh "tác chiến" mùa hội
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 9
Vừa miễn phí, vừa... thoáng mát, tội gì không...
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 10
Vừa miễn phí, vừa... thoáng mát, tội gì không...
Du khách mệt mỏi vì chờ đò đến đón
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 12
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 13
Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến ảnh 14
Du khách mệt mỏi vì chờ đò đến đón
Biển cấm vứt rác có cũng như không

Biển cấm vứt rác có cũng như không

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tinh thần nhập thế, phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật - Ảnh: Minh Lộc/BGN

Giúp nhau đi qua những ngày nắng hạn

GNO - Trong những ngày tháng Tư này, tình hình hạn hán gay gắt, hạn mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ngọt hóa Gò Công nói riêng đã gây nên tình trạng nhiều nơi thiếu nước để sinh hoạt trầm trọng, đời sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin hàng ngày