Lễ hội Monlam được thành lập năm 1409 bởi đạo sư Tsong Khapa, Tổ sư sáng lập tông phái Geluk (Mũ Vàng) và được xem như là lễ hội tôn giáo lớn nhất trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, với các tiết mục biểu diễn của các vũ công đeo mặt nạ, gọi là Cham. Và các tiết mục này luôn luôn thu hút một số lượng lớn Phật tử Tây Tạng, và khách hành hương tham dự, thưởng lãm.
Người ta nói rằng, các tiết mục biểu diễn trong lễ hội là nhằm mục đích kỷ niệm chiến thắng tinh thần của đức Phật đối với các lực lượng tham, sân, si để đạt đến quả vị giác ngộ. Quý Phật tử từ khắp các địa phương của Tây Tạng đều tập trung về để tham dự lễ hội, bao gồm các buổi lễ cầu nguyện và thuyết pháp, múa, tại các tự viện trong vùng.
Trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, lễ hội Monlam bị đình chỉ. Và sau đó, nó đã được khôi phục lại kể từ khi cuộc Cách mạng Văn hóa này kết thúc.
Một sư Tây Tạng thổi kèn tù và (longhorn) trong suốt các lễ hội Monlam
Lễ rước tại tu viện Gomar Gompa, huyện Tongren, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.
Monlam, hay Đại lễ hội Cầu nguyện, là lễ hội tôn giáo lớn nhất trong Phật giáo Tây Tạng. Lễ hội Monlam được thành lập năm 1409 bởi đạo sư Tsong Khapa, vị tổ sư sáng lập tông phái Geluk (Mũ Vàng)
Cảnh lễ hội Monlam
Các ảnh dưới đây là các vũ công đeo mặt nạ (Cham), do chư tăng Tây Tạng biểu diễn.
Thangka - Bức tranh linh thiêng.
Một chú tiểu Tây Tạng tí hon vẽ lọ nghẹ trong lễ hội
Phật tử Tây Tạng lập bàn hương án cúng vọng đức Dalai Lama.
Phật tử Tây Tạng tập trung về tham dự lễ hội
Dâng hương cầu nguyện
Một đôi bàn chân trên in trên gỗ. Những người địa phương tin rằng đó là dấu vết đôi bàn chân của một Phật tử đã đứng trên tấm gỗ ấy cầu nguyện trong nhiều thập niên.
Một nữ Phật tử Tây Tạng nằm trước một bảo tháp 5 tầng cầu nguyện.
Các Phật tử Tây Tạng phủ phục khi kinh hành xung quanh bảo tháp
Các chú tiểu tí hon Tây Tạng tham dự lễ hội Monlam
Các chú tiểu tí hon trông thật hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và thật dễ thương.