GNO - Hội thảo khoa học "50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013)" do Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tổ chức, phiên khai mạc diễn ra lúc 8g, ngày 11-6, tại Khu du lịch Phương Nam (15/12 khu phố Trung, P.Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Chư tôn thiền đức cùng các vị trong BTC trên bàn chứng minh, chủ tọa
Trước lễ khai mạc, chương trình văn nghệ chào mừng do các ca sĩ TP.HCM biểu diễn cúng dường...
Theo BTC, Hội thảo gồm 5 phiên làm việc với 4 nội dung chính, gồm: Từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đến phong trào đấu tranh của Phật giáo năm 1963; Bối cảnh lịch sử, nhân vật, sự kiện, văn học... trong phong trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam VN; Ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử từ phong trào đấu tranh chống chế độ Sài Gòn của Phật giáo miền Nam; Định hướng: Đồng hành cùng Dân tộc, Đạo pháp và Chủ nghĩa xã hội của Phật giáo trong sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay.
Chủ tọa đoàn gồm HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo; HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS; PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, đồng Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo; GS.TS.Đỗ Quang Hưng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Tôn giáo - Ủy ban T.Ư MTTQVN.
PGS.TS Nguyễn Công Lý dẫn chương trình, giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự. Sau đó, toàn thể Hội trường đã niệm Phật và dành một phút nhập Từ bi quán, tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức cùng chư Thánh tử đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo pháp và Dân tộc.
Khoảng 500 Phật tử, học giả, nhà nghiên cứu, quan khách tham dự Hội thảo
Phút nhập Từ bi quán, tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo
8g10, HT.Thích Trí Quảng đọc Diễn văn chào mừng Hội thảo. Hòa thượng bày tỏ niềm hoan hỷ trước việc tổ chức hội thảo này và cho rằng đây là cơ hội để các nhà khoa học ngồi lại, mở ra triển vọng mới trong hợp tác liên ngành, đa ngành giữa Phật giáo với các vấn đề xã hội ngày nay...
8g15, PGS.TS Võ Văn Sen đọc Diễn văn khai mạc Hội thảo. Theo đó, ông nêu rõ, vào đúng 50 năm trước (11-6-1963), một sự kiện gây xúc động cho hàng triệu người trên thế giới, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật giáo đã diễn ra, đó là sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân.
PGS.TS Nguyễn Công Lý giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do
Đại biểu tham dự
Chủ tọa đoàn phiên khai mạc
TT.Thích Nhật Từ tiếp nối, báo cáo và đề dẫn, giới thiệu ý nghĩa của Hội thảo và cung kính giới thiệu, cung thỉnh HT.Thích Đức Nghiệp trình bày tham luận, đề tài "Phật giáo VN: Từ phong trào chấn hưng đầu thế kỷ đến phong trào đấu tranh năm 1963 và thời đại hôm nay".
8g25, HT.Thích Đức Nghiệp đã trình bày, ôn lại một chặng đường lịch sử, nhấn mạnh phong trào đấu tranh năm 1963, quá trình đấu tranh, kết quả của cuộc đấu tranh. Qua đó, Hòa thượng nói lên tính thống nhất và duy nhất của tổ chức GHPGVN, mong muốn Phật giáo đổi mới, hoạt động trong tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ.
HT.Thích Trí Quảng đọc Diễn văn chào mừng Hội thảo
PGS.TS Võ Văn Sen đọc Diễn văn khai mạc
HT.Thích Đức Nghiệp đọc tham luận
Chư tôn thiền đức, đại biểu tham dự
Trước khi PGS.TS Lê Cung trình bày tham luận, HT.Thích Trí Quảng đã trao Bằng tuyên dương công đức tới ba vị trong BTC, gồm GS.TS Võ Văn Sen, PGS.TS Trương Văn Chung và TS.Nguyễn Công Lý đã có nhiều đóng góp cho việc tổ chức Hội thảo này.
8g50, PGS.TS Lê Cung, ĐH Sư phạm Huế trình bày tham luận "Năm mươi năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam". Đây cũng là tham luận cuối trong phiên làm việc đầu tiên - phiên khai mạc.
TT.Thích Nhật Từ trình bày ý nghĩa và giới thiệu chương trình
HT.Thích Trí Quảng trao Bằng tuyên dương công đức tới PGS.TS Võ Văn Sen
Trao Bằng tuyên dương công đức tới TS.Trương Văn Chung
PGS.TS Nguyễn Công Lý đón nhận Bằng tuyên dương công đức
Ông Lê Cung cho rằng, đề tài này đã được sự nghiên cứu, trình bày, xuất bản của nhiều học giả, nhà nghiên cứu chọn vì tính chất quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến chính trị-xã hội, tôn giáo. Tham luận kết luận, ý nghĩa lan tỏa của phong trào từ nhà chùa đến toàn dân đến cộng đồng thế giới, với những sự ủng hộ chính nghĩa của thế giới đã dành cho Phật giáo lúc bấy giờ.
Đồng thời, ông khẳng định, đây là lần đầu tiên đấu tranh bất bạo động của Phật giáo đi vào lịch sử dân tộc - bên cạnh tinh thần xuyên suốt của Phật giáo đã được ghi nhận trong kinh sách nhà chùa.
PGS.TS Lê Cung trình bày
Cử tọa lắng nghe và theo dõi tham luận được in trong Kỷ yếu Hội thảo
9g10, phiên khai mạc kết thúc, hội thảo tiếp tục với việc chia làm hai tiểu ban - hai địa điểm làm việc - với 4 phiên làm việc (mỗi nơi 2 phiên làm việc).
Trước khi kết thúc phiên khai mạc, HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN đã trao tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức tới PGS.TS Võ Văn Sen, ghi dấu việc phối hợp tổ chức Hội thảo ý nghĩa này.
HT.Thích Thiện Nhơn trao tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức tới TS.Võ Văn Sen
Đúng 9g15, phiên làm việc thứ nhất diễn ra ở cả hai hội trường bắt đầu. Theo đó, tại hội trường lớn, ở phiên làm việc thứ nhất, HT.TS Thích Giác Toàn và PGS.TS Nguyễn Hồng Dương làm chủ tọa. Tại phiên này, TT.Thích Huệ Thông, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương trình bày đề tài "Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo", khẳng định ngài Phó bảng - thân phụ chủ tịch Hồ Chí Minh là một Phật tử, đã được quy y.
TT.Thích Huệ Thông với đề tài "Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo"
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương trình bày
HT.Thích Giác Toàn với đề tài "Sáng ngời đức Vô úy"
Sau đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương trình bày đề tài "Nguyên nhân dẫn đến phong trào Phật giáo năm 1963 ở miền Nam VN" và HT.Thích Giác Toàn trình bày tham luận "Sáng ngời đức Vô úy".
Còn tại phiên thứ nhất ở hội trường B, GS.TS Đỗ Quang Hưng và TS.Nguyễn Quốc Tuấn làm chủ tọa. TT.Thích Nhật Từ trình bày tham luận, đề tài "Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức". Tiếp đến, TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh trình bày "Nhìn lại phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963 - những giá trị và ý nghĩa lịch sử".
Phiên làm việc thứ nhất ở hội trường B, TT.TS Thích Nhật Từ trình bày tham luận
Chủ tọa - GS.TS Đỗ Quang Hưng phát biểu
GS.Cao Huy Thuần trình bày
Kết thúc phiên thứ nhất ở hội trường B, GS.Cao Huy Thuần trình bày đề tài "Bản chất văn hóa của cuộc đấu tranh Phật giáo trong Pháp nạn 1963".
Phiên thứ hai cũng là phiên cuối trong buổi làm việc buổi sáng được tiếp tục sau vài phút nghỉ ngơi. Tại hội trường lớn, chủ tọa là TT.Thích Huệ Thông và TS.Trương Văn Chung. Các đề tài được tiếp tục trình bày gồm "Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam VN 1963 - nhìn từ hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Mỹ" (PGS.TS Trương Văn Chung trình bày); "Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam 1963 - từ góc nhìn của người Mỹ" (PGS.TS Đào Ngọc Chương trình bày) và "Tác động từ phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung đối với cuộc vận động Phật giáo miền Nam năm 1963" (TS.Nguyễn Tất Thắng và Dương Thanh Mừng).
Phiên thứ hai tại hội trường lớn
Chư tôn đức và cử tọa lắng nghe các tham luận
PGS.TS Trương Văn Chung trình bày
Tại phiên thứ hai, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thanh trình bày đề tài "Phát huy vai trò của GHPGVN trong hoạt động đối ngoại hiện nay"; PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung với đề tài "Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963 - đỉnh cao của sự nhập thế" và "Từ phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963, nghĩ về tinh thần nhập thế của Phật giáo VN" do PGS.TS Trần Hồng Liên trình bày.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thanh trình bày
Tại Hội trường B, phiên thứ hai
Chiều nay, lúc 13g30 sẽ bắt đầu buổi làm việc của phiên thứ ba với khoảng 12 tham luận sẽ được trình bày tại hai hội trường. Dự kiến, phiên bế mạc diễn ra tại Hội trường lớn dưới sự chủ tọa của HT.TS Thích Trí Quảng, PGS.TS Võ Văn Sen và GS.TS Đỗ Quang Hưng.
L.Đ.L - Vũ Giang
>> Tin liên quan: Bế mạc Hội thảo: "Phật giáo đứng về phía quần chúng nhân dân..."