Khai mạc triển lãm “Bảo đạc trường minh” về Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán và Thiền phái Liễu Quán

Chiều 30-12-2023, Ban Tổ chức Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” trang trọng khai mạc Triển lãm “Bảo đạc trường minh”, trưng bày ở cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế - Ảnh: Quảng Đạo
Chiều 30-12-2023, Ban Tổ chức Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” trang trọng khai mạc Triển lãm “Bảo đạc trường minh”, trưng bày ở cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế - Ảnh: Quảng Đạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO -  16 giờ chiều nay, 30-12-2023, Ban Tổ chức Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” trang trọng khai mạc Triển lãm “Bảo đạc trường minh”, trưng bày ở cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế (chùa Hồng Đức, số 109 đường Minh Mạng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế).

Hiện diện tham dự lễ khai mạc có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; chư vị Trưởng lão Ủy viên Ban Thường trực, Thành viên Hội đồng chứng minh; chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Trị sự các tỉnh, thành; chư Tăng Ni các nơi đồng tham dự.

Xem bản tin của Giác Ngộ TV

Về phía lãnh đạo chính quyền có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Ban Tôn giáo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh nhà; cùng quý đại biểu, học giả, nhân sĩ trí thức hiện diện tham dự.

Phát biểu khai mạc. Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức cho biết đây là hoạt động văn hóa quan trọng bên cạnh hội thảo khoa học, trong chuỗi các sự kiện tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2023).

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu khai mạc

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu khai mạc

“Bảo đạc trường minh” (寶鐸長鳴) là bốn chữ được trích từ cặp đối trên nghi môn bảo tháp Tổ sư Liễu Quán:

寶鐸長鳴,不断門前流綠水;

法身獨露,依然坐裏看青山.

Bảo đạc trường minh, bất đoạn môn tiền lưu lục thủy;

Pháp thân độc lộ, y nhiên tọa lý khán thanh sơn.

(Chuông báu vang mãi, tợ dòng suối biếc trước cửa chảy hoài chẳng dứt; Pháp thân hiển lộ, như ngài đang an nhiên tĩnh tọa trong bảo tháp ngắm núi xanh).

Cặp đối gồm một vế động một vế tĩnh. Vế động tượng trưng cho “tướng” hành hoạt bên ngoài; vế tĩnh tượng trưng cho “thể” bất sinh bất diệt bên trong.

Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn, chủ đề của triển lãm được chọn phát xuất từ ý nghĩa ấy: “Bảo đạc trường minh” - Pháp âm của Tổ vang mãi, với một thanh âm độc lộ, thanh thoát, vô tướng vô ngôn giữa bao cung bậc phù trầm của nhân thế, nhưng vẫn mãi ngưng đọng ngân vang và hiện hình sống động trong tâm thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phát biểu

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phát biểu

Phát biểu tại lễ khai mạc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế gửi lời chúc mừng đến Ban Tổ chức Hội thảo. Nhận định Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” và triển lãm “Bảo đạc trường minh” lần đầu tiên được tổ chức là hoạt động hết sức đặc biệt của Phật giáo Huế, góp phần vào việc lưu giữ, phát triển di sản văn hóa Phật giáo Huế nói riêng, một phần gắn bó mật thiết trong văn hóa của Huế - vùng đất với bề dày lịch sử, từng giữ vai trò thủ phủ dưới thời các chúa Nguyễn và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn.

Thiền phái Liễu Quán, với đặc trưng là một thiền phái nổi bật của Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của Phật giáo Huế và cả văn hóa Phật giáo Việt Nam. Theo ông Phan Ngọc Thọ, hội thảo lần này, cũng như triển lãm "Bảo đạc trường minh" với việc giới thiệu kho tàng tư liệu hết sức quý giá nói lên mong muốn phát huy những giá trị trường tồn của Phật giáo Huế. Điều đó cũng góp phần vào tiến trình xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa Huế mà chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã và đang chung tay thực hiện.

Thiền phái Liễu Quán, với đặc trưng là một thiền phái nổi bật của Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của Phật giáo Huế và cả văn hóa Phật giáo Việt Nam

Thiền phái Liễu Quán, với đặc trưng là một thiền phái nổi bật của Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của Phật giáo Huế và cả văn hóa Phật giáo Việt Nam

Triển lãm trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu gồm kinh sách, thư tịch cổ liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và lịch đại Tổ sư truyền thừa; gia phổ họ tộc của các thiền sư thuộc thiền phái Liễu Quán; Hộ giới điệp; Chánh pháp nhãn tạng Châu bản thời chúa Nguyễn; Châu bản, sắc phong và độ điệp thời vương triều Nguyễn,cùng nhiều loại hình điển tịch cổ và văn bản Hán Nôm có giá trị sử liệu khác, với niên đại trải dài từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XX.

Bên cạnh đó, ở không gian ngoại vi khu trưng bày trung tâm giới thiệu hơn 100 hình ảnh về các ngôi cổ tự, bảo tháp, pháp tượng pháp khí,... liên quan đến quá trình học đạo, hành đạo, khai sáng tự vũ, tục diệm truyền đăng của Tổ sư Liễu Quán và các thế hệ truyền thừa, trải dài từ Thanh Hóa đến tận các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.

Không gian triển lãm được thiết trí công phu, trang nhã

Không gian triển lãm được thiết trí công phu, trang nhã

“Với những nội dung như trên, triển lãm nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ công hạnh của Đức Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán và lịch đại Tổ sư của thiền phái qua 5 nhánh truyền thừa chính: Nhánh của ngài Tế Ân Lưu Quang (khởi truyền tại Thuận Hóa); nhánh của ngài Tế Nhơn Hữu Phi (khởi truyền từ Thuận Hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ); nhánh của ngài Tế Lập Ứng Am (khởi truyền từ Bình Định); nhánh của ngài Tế Căn Từ Chiếu (khởi truyền từ Phú Yên) và nhánh của ngài Tế Hiển Bửu Dương (khởi truyền từ Khánh Hòa). Qua đó, bước đầu phác họa phổ hệ truyền thừa của thiền phái Liễu Quán kể từ buổi đầu khai phái (đầu thế kỷ XVIII) đến tận hôm nay, lan tỏa khắp các tỉnh thành ở trong nước cũng như hải ngoại”, lời giới thuyết của Ban Tổ chức cho biết.

Khai mạc mở cửa tự do, đến ngày 10-1-2024, phục vụ hội thảo và giới nghiên cứu Phật giáo, văn hóa Huế cũng như lịch sử và văn hóa dân tộc.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi khai mạc triển lãm:

Tôn dung Tổ sư Liễu Quán của danh họa Phạm Đăng Trí và thác bản "Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương" trên cổng khu tháp Tổ Liễu Quán tại núi Thiên Thai được thiết trí trang trọng ở khu vực trung tâm của không gian triển lãm

Tôn dung Tổ sư Liễu Quán của danh họa Phạm Đăng Trí và thác bản "Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương" trên cổng khu tháp Tổ Liễu Quán tại núi Thiên Thai được thiết trí trang trọng ở khu vực trung tâm của không gian triển lãm

Lãnh đạo Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng

Lãnh đạo Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng

Cắt băng chính thức khai mạc không gian triển lãm

Cắt băng chính thức khai mạc không gian triển lãm

Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Phó ban Tổ chức Hội thảo giới thiệu về các tư liệu được trưng bày tại triển lãm

Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Phó ban Tổ chức Hội thảo giới thiệu về các tư liệu được trưng bày tại triển lãm

Giáo sư Lê Mạnh Thát hiện diện tại lễ khai mạc

Giáo sư Lê Mạnh Thát hiện diện tại lễ khai mạc

Nhiều bản Hộ giới điệp của các vị Tổ sư có niên đại từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị với những đặc trưng văn bản riêng của thời kỳ này

Nhiều bản Hộ giới điệp của các vị Tổ sư có niên đại từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị với những đặc trưng văn bản riêng của thời kỳ này

Triển lãm trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu gồm kinh sách, thư tịch cổ liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và lịch đại Tổ sư truyền thừa; gia phổ họ tộc của các thiền sư thuộc thiền phái Liễu Quán

Triển lãm trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu gồm kinh sách, thư tịch cổ liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và lịch đại Tổ sư truyền thừa; gia phổ họ tộc của các thiền sư thuộc thiền phái Liễu Quán

“Bảo đạc trường minh” mang ý nghĩa Pháp âm của Tổ vang mãi, ngưng đọng ngân vang và hiện hình sống động trong tâm thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…

Bảo đạc trường minh” mang ý nghĩa Pháp âm của Tổ vang mãi, ngưng đọng ngân vang và hiện hình sống động trong tâm thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…

Các tư liệu mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng quan về sự truyền thừa, sức sống linh động của Thiền phái Liễu Quán qua không gian và thời gian

Các tư liệu mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng quan về sự truyền thừa, sức sống linh động của Thiền phái Liễu Quán qua không gian và thời gian

Trong đó có những tư liệu hết sức quý giá, lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng

Trong đó có những tư liệu hết sức quý giá, lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng

Triển lãm ngay từ ngày khai mạc đã thu hút rất đông Tăng Ni, Phật tử và học giới quan tâm

Triển lãm ngay từ ngày khai mạc đã thu hút rất đông Tăng Ni, Phật tử và học giới quan tâm

Các văn bản ngoài việc mang giá trị tư liệu còn có sức sống thiêng liêng của một trong những Thiền phái lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Các văn bản ngoài việc mang giá trị tư liệu còn có sức sống thiêng liêng của một trong những Thiền phái lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Triển lãm giới thiệu một số châu bản có niên đại từ thời các chúa Nguyễn được lưu giữ trong các chùa chiền thuộc Thiền phái Liễu Quán

Triển lãm giới thiệu một số châu bản có niên đại từ thời các chúa Nguyễn được lưu giữ trong các chùa chiền thuộc Thiền phái Liễu Quán

Ở không gian ngoại vi khu trưng bày trung tâm giới thiệu hơn 100 hình ảnh về các ngôi cổ tự, bảo tháp, pháp tượng pháp khí,...

Ở không gian ngoại vi khu trưng bày trung tâm giới thiệu hơn 100 hình ảnh về các ngôi cổ tự, bảo tháp, pháp tượng pháp khí,...

Những hình ảnh có nội dung liên quan đến quá trình học đạo, hành đạo, khai sáng tự vũ, tục diệm truyền đăng của Tổ sư Liễu Quán

Những hình ảnh có nội dung liên quan đến quá trình học đạo, hành đạo, khai sáng tự vũ, tục diệm truyền đăng của Tổ sư Liễu Quán

Giới thiệu các ngôi chùa thuộc Thiền phái Liễu Quán trải dài dọc miền đất nước

Giới thiệu các ngôi chùa thuộc Thiền phái Liễu Quán trải dài dọc miền đất nước

Qua đó cho thấy được sự ảnh hưởng của Thiền phái Liễu Quán kéo dài từ Thanh Hóa cho đến tận miền Nam

Qua đó cho thấy được sự ảnh hưởng của Thiền phái Liễu Quán kéo dài từ Thanh Hóa cho đến tận miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày