Khi người khiếm thị thấy đường đi...

GNO - Đó không phải là con đường được nhìn thấy bằng mắt thịt (đã bị hỏng vì bẩm sinh hoặc tai nạn nào đó) mà là con đường sáng, giúp họ nhận chân ra được nhân quả, nghiệp báo để sống tốt, sống an lạc và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống…

Ảnh 2 Trang Bạn đọc GN 643.JPG

Người mù niệm Phật tại chùa Phước Viên - Ảnh: M.Khôi

Chúng tôi gặp họ vào một sáng thứ Bảy khi tình cờ ghé thăm chùa Phước Viên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) với chủ đích là thăm Ni sư trụ trì. Tình cờ và cũng là cái duyên để nghe những người khiếm thị niệm Phật một cách an lạc, bài bản, do chính anh em trong nhóm tu tập hướng dẫn. Trong đó, đứng đầu là anh Sơn Thái Long (PD: Nguyên Thọ) thuộc Hội Người mù Q.8, TP.HCM.

Chất giọng khỏe, niệm Phật rất hay nên anh Nguyên Thọ đã được các huynh đệ đồng tu bầu làm chúng trưởng, chủ động hướng dẫn mọi người niệm. Anh Đỗ Hữu Trường Giang (PD: Nguyên Hải) thì tập hợp anh em thuộc Hội Người mù Q.Bình Thạnh lại, cùng chung niệm với các anh chị ở các quận huyện khác khi liên hệ được các chùa.

“Khi đôi mắt chìm trong bóng tối, mình không được đi lại, đọc sách, làm việc giống như những người sáng mắt nên mình thường dễ bực bội, dễ mặc cảm hơn. Nhưng kể từ khi biết đạo Phật, biết niệm Phật, đi chùa nghe băng giảng về nhân quả, nghiệp báo chúng tôi sáng ra rất nhiều, biết chấp nhận, vươn lên và cùng tập hợp anh em lại, giúp nhau cùng tu, giải trừ nghiệp báo xấu của mình”, đó là tâm niệm của tất cả mọi người trong đạo tràng được anh Nguyên Thọ nói thay.

Cảm được tấm lòng và những khó khăn của đạo tràng niệm Phật này nên Ni sư TN.Từ Nhẫn, trụ trì chùa Phước Viên đã vận động Phật tử, chỉ đạo các sư cô trong bổn tự góp tịnh tài, tịnh vật, công sức để yểm trợ cho mọi người được có nơi công phu niệm Phật. Một bữa ăn trưa sau thời khóa niệm Phật một buổi (mỗi tháng 1-2 lần) cùng tiền xe di chuyển đến chùa đều được nhà chùa lo. 

Ảnh Trang Bạn đọc GN 643.JPG

Ni sư Từ Nhẫn, Phật tử trong hội chụp hình sau giờ niệm Phật - Ảnh: M.Khôi

Không những thế, mỗi thành viên còn nhận được những phần quà từ chùa, có khi là mì, gạo, khi thì đôi trái cà, nước tương và 50.000 đồng/người. Phật tử của chùa thương và phục những con người không sáng mắt nhưng sáng lòng nên cũng hoan hỷ hỗ trợ những phần quà đó. Ni sư chia sẻ: “Đức Phật dạy, ai cũng có Phật tánh, có thể tu thành Phật, không luận là già trẻ, giàu nghèo, đầy đủ sáu căn hay không… Nên, hễ ai tu, chịu tu là nhà chùa sẵn lòng ủng hộ khi có duyên”.

Theo anh Nguyên Hải, không phải chỉ có chùa Phước Viên là nơi duy nhất cho phép đạo tràng vân tập niệm Phật mà nhiều nơi khác như Linh Bửu, Đức Quang (Q.4), Vĩnh Đức (Q.2)… cũng hoan hỷ yểm trợ mọi mặt cho các anh chị trong hội được tu tập pháp môn niệm Phật. Cũng theo các Phật tử trong đạo tràng, từ ngày biết tu (khoảng 7-8 năm nay) họ đã ngộ ra nhiều giá trị thiện lành hơn, sống tốt hơn…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày