Khi người trẻ lên chùa học về tình yêu

Giác Ngộ - Thông thường, mọi người vẫn nghĩ lên chùa là để dâng hương, lễ Phật, cầu an… Nhưng lên chùa để học về… tình yêu có lẽ vẫn còn là một điều rất mới đối với nhiều người. Có một lớp học về tình yêu, hôn nhân, gia đình tại chùa đã thu hút rất đông học viên tham gia, đa phần là sinh viên và những người trẻ tuổi.

Lớp học về tình yêu tại chùa

Cứ khoảng 10 giờ ngày mùng một và 15 âm lịch hàng tháng, giảng đường chùa Phước Hải (Q.10, TP.HCM) lại kín mít người, có khi không còn chỗ đứng. Hơn 200 sinh viên cùng tranh thủ chỗ ngồi trước tấm bảng đen được đặt tại góc đầu căn phòng.

hoctinhyeu-1.jpg

 Mỗi nửa tháng 1 lần, đông đảo bạn trẻ lại đến với lớp học

Đây là lớp học về tình yêu, hôn nhân, gia đình dành cho những người trẻ tuổi. Mỗi buổi học sẽ có một chủ đề được đưa ra dựa trên triết lý, lời dạy của Đức Phật nhằm giúp các học viên hiểu rõ hơn những vấn đề thuộc về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Người trực tiếp giảng dạy tại lớp chính là thầy Thích An Đạt. Mỗi buổi sẽ có một vấn đề truyền đến học viên cộng thêm ví dụ minh họa thực tế, nhưng không kém phần thú vị. Chủ để xoay quanh những nội dung về tình yêu, hôn nhân, gia đình mà bạn trẻ đang quan tâm như: Nuôi dưỡng sự sống, các tố chất đảm bảo tình yêu vững bền, yêu thương theo lời Phật dạy, có nên quan hệ trước hôn nhân, quan điểm đạo Phật về hôn nhân đồng giới, Phật giáo và vấn nạn nạo phá thai, bổn phận làm vợ, trách nhiệm của người chồng, sự chung thủy trong tình yêu… Không khí của lớp học vô cùng thoải mái, luôn có sự tương tác giữa người giảng, người nghe và kết thúc trước 12 giờ để các học viên có thời gian nghỉ ngơi. Thường, trước khi kết thúc, các học viên được hướng dẫn ngồi thiền, để được tịnh tâm hơn trước khi dùng cơm chay miễn phí do Ni trưởng Tịnh Nguyện - trụ trì chùa hỗ trợ.

Bình (sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) cùng bạn đến với lớp học qua những lời "rủ rê" của bạn bè, nhưng theo Bình chia sẻ: "Mình đến dây nhiều lần và đã bị thuyết phục trước những nguyên lý của Phật giáo. Tất cả sinh viên và những người trẻ nên đến với lớp học để trang bị cho mình thêm những kiến thức về tình yêu, hôn nhân ngay từ bây giờ". Ngoài ra, Bình cũng tự hứa cố gắng đến với lớp học trong thời gian kế tiếp mặc dù hiện tại bạn đang trong giai đoạn ôn thi cực kỳ căng thẳng.

"Làm vợ như người phục vụ"

Trong một buổi học vào ngày 14-5 (tức 1-4 âm lịch), các học viên được chia sẻ về bổn phận, trách nhiệm của người vợ dựa trên quan điểm của nhà Phật. Tiết học cực kỳ sôi nổi, khi hơn phân nửa số học viên không đồng tình với những gì đưa ra. Theo giáo lý nhà Phật dạy là: làm vợ như phục vụ, làm vợ như em gái, làm vợ như mẹ, làm vợ như bạn... Nhưng khi sinh viên nghe đến cụm từ "làm vợ như phục vụ", nhất là sinh viên nữ đã lên tiếng không đồng tình.

Đến khi được giảng giải rõ nghĩa, các sinh viên mới thấm thía hơn về trách nhiệm, bổn phận của một người vợ. Làm người phục vụ, không có nghĩa là phục dịch cho chồng, mà là bình tĩnh, nhẫn nại và chung thủy với chồng, giữa cuộc sống hôn nhân, hay tình yêu đôi lứa đều cần sự chung thủy thì tình cảm mới bền chặt dài lâu. Ở đây, Đức Phật muốn nói đến sự chăm sóc và chung thủy của một người vợ đối với người chồng sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc…

hoctinhyeu-2.jpg

Sau mỗi buổi học là bữa cơm chay thịnh soạn do nhà chùa phục vụ

Bạn Bùi Thị Ngọc Như (SV năm nhất ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên mình tham gia lớp học này. Lúc đầu mình cảm thấy hơi ngỡ ngàng, nhất là khi được biết "làm vợ như người phục vụ", mình cứ thắc mắc mãi, nhưng khi được giải thích, mình hiểu hơn rằng, làm vợ như đày tớ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hạnh phúc gia đình". Lấy ví dụ từ gia đình mình, có người chị dâu và anh không hạnh phúc với nhau, bạn Ngọc Như lại càng hiểu hơn nội dung của bài giảng vừa học.

Lớp học về tình yêu - hôn nhân gia đình như một đoàn tàu luôn mang đến cho sinh viên và những bạn trẻ các kiến thức thật bổ ích trong cuộc sống về những vấn đề khuất tất. Đặc biệt, ở đây là những lời dạy của Đức Phật về tình yêu và hạnh phúc gia đình từ trong kinh điển. Đến với lớp học, học viên sẽ có thể tự trang bị cho mình các kỹ năng hữu ích để giải quyết những vấn đề gặp phải trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Anh Nguyễn Hồng Lợi bên vợ và con

“Kình ngư không chân” và câu chuyện truyền cảm hứng

GNO - Khuyết tật bẩm sinh, bị bỏ rơi ngay từ ngày mới sinh, được dì và dượng ẵm về nuôi nhưng Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ oán trách cha mẹ, mà ngược lại, anh xem đó là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Thông tin hàng ngày