Khơi nguồn nước ngọt ở vùng hạn, mặn

GN - Trước tình hình hạn hán, mặn xâm nhập sâu vào vùng ngọt hóa gây nên tình trạng nhiều nơi không có nước ngọt và thiếu cả nước nhiễm mặn để sinh hoạt, đời sống của người dân địa phương 6 tỉnh miền Tây đang gặp nhiều khó khăn.

Đào giếng cho bà con vùng hạn, mặn

Hiểu được nỗi lo lắng đang phải đối mặt hàng ngày của bà con miền Tây nên Chi hội Lá Bồ Đề (thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM) đã tìm cách giúp đỡ. Tuy nhiên, các phương thức thông thường như đầu tư bồn, bể, thuê xe chở nước đến, lắp giàn lọc RO có gắn thêm ống giảm bớt độ mặn,… có nơi phù hợp, chỗ lại không.

Vì vậy, Chi hội Lá Bồ Đề (Lá Bồ Đề) phải đến khảo sát thực tế nhiều nơi, lắng nghe những kinh nghiệm của người dân địa phương, để tìm phương án thiết thực mang tính lợi ích lâu dài và bền vững.

Trong quá trình đi khảo sát, các thành viên Lá Bồ Đề từng được nghe tâm sự của một bí thư nọ: “Trước tình cảnh nước mặn, ngọt gì cũng không có, bên môi trường không cho, tui cũng khoan để có nước sinh hoạt cho bà con”, hay nỗi ưu tư của một chủ tịch khác: “Có được nước ngọt tại chỗ cho bà con thì còn gì bằng, lợi ích thiết thực, điều đó giống như vừa có được con cá mà còn có thêm cả cần câu…”. Từ những chia sẻ của đại diện các địa phương, thành viên Lá Bồ Đề càng thương bà con và quyết tâm với công việc của mình hơn.

Cũng từ đó, dự án giếng đào cho người dân có thêm niềm hy vọng, tận dụng được nước nguồn mạch ngang (mạch khơi, thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương) và khoan giếng (những nơi địa phương đồng ý và cần khoan) để lấy trữ lượng nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, phương án tìm nước tại chỗ này trước mắt phải chấp nhận thách thức lớn của sự may rủi.

hinh xh GN 1053 (2).jpg

Giếng đào do Lá Bồ Đề hỗ trợ kinh phí cho bà con vùng hạn, bị nhiễm mặn

Một trong số các công trình được Lá Bồ Đề thực hiện thành công đó là giếng nước thí điểm đã được triển khai rộng 1,4m tại ấp An Thạnh, xã An Phú Trung, huyện Ba Tri (Bến Tre). Nước ngầm từ giếng rất trong, ngọt hoàn toàn, với trữ lượng trung bình thường xuyên khoảng gần 2 khối nước và như vậy nếu tuần tự múc lên thì giếng không hết nước.

Vui mừng trước thành quả đó, Lá Bồ Đề mạnh dạn cho triển khai tiếp giếng thứ 2 tại ấp An Thái và giếng thứ 3 tại ấp An Nhơn, tất cả đều cho kết quả mạch nước rất tốt, nước ngọt và nhiều.

Niềm vui của bà con địa phương không thể tả hết: “Có nước ngọt, chúng tôi mừng quá, cần thì ra múc về xài, sướng gì đâu. Bà con ở đây không còn cảnh phải xếp hàng, rồi ngồi chờ có ai đến cho nước, có khi nhận được 1-2 can, tiết kiệm cũng chỉ ăn uống được 1-2 ngày, mà trong vùng sâu này thì đâu phải có đoàn từ thiện thường xuyên đến…”. Niềm vui nối tiếp niềm vui, người dân địa phương đã chủ động tự đào giếng tìm nguồn nước ngọt.

Lá Bồ Đề lại tiếp tục hành trình của mình với việc thực hiện thêm 2 giếng đào tại xã An Bình Tây và 1 giếng tại xã An Ngãi Tây thuộc huyện Ba Tri (Bến Tre), may mắn cũng cho nước ngọt. Thêm 3 giếng đào tại xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cũng cho kết quả nước ngọt với trữ lượng thường xuyên trên 1 khối. Riêng 2 giếng tại xã Châu Hưng, cho kết quả không khả quan, tuy nước ngọt nhưng lại có phèn.

Nước ngọt từ… tấm lòng

Anh Sáu Thiện, người phụ trách việc đào giếng nói: “Tui đào tui biết, không phải chỗ nào cũng có nước ngọt. Tui cũng thấy lạ, mấy cái giếng này sao cho nước nhiều, nước ngọt như nước mưa, cái giếng ‘của cái tâm’ thì nó phải khác, phải tốt hơn!”. Đó là niềm tin của người đào giếng, để mọi người vững bước thực hiện giếng khoan sâu thứ nhất tại xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú đạt yêu cầu.


Cây nước khoan sâu thứ 2 cũng tại xã Mỹ Hưng cho kết quả khả quan. Theo tính toán, mỗi giờ chỉ cần bơm 1 lần vào bồn chứa 2.000 lít, thì trong ngày mỗi giếng có thể cung cấp 20 khối nước.

Có thể nói chỉ với 2 giếng này thì bà con của 3 ấp tại chỗ sẽ không còn phải khổ về vấn đề nước, kể cả trong những năm sau. Đây được coi là thành công ngoài mong đợi. Từ thành công này, địa phương đã lập thành trạm cấp nước phục vụ bà con, hoạt động 12 tiếng mỗi ngày.

Tháng 3, 4-2020, Chi hội Lá Bồ Đề đã thực hiện hành trình đào 11 giếng nước ngọt, khoan 4 giếng sâu với tổng trị giá 131 triệu đồng tại các địa phương bị hạn, nhiễm mặn của tỉnh Bến Tre, Tiền Giang.

Lá Bồ Đề đã có những trải nghiệm, cảm thông, chia sẻ cùng bà con nơi vùng đất khô, phèn mặn với nhiều may rủi. Hành trình của các Phật tử Lá Bồ Đề tìm mạch ngầm ngọt lành xuất phát từ thiện ý, bằng tất cả trái tim chia sẻ.

Có lẽ cũng vì vậy nên mọi trở ngại đều có thể vượt qua và may mắn đã nhiều lần mỉm cười với những công trình của Lá Bồ Đề. Toàn bộ các giếng đào, giếng khoan đều cho nguồn nước ngọt, tốt hơn mong đợi của người dân địa phương lẫn các thành viên tham gia thực hiện.

Có thể nói những việc làm thiết thực và ý nghĩa của Chi hội Lá Bồ Đề đã giải quyết được bài toán khó cho bà con tại chỗ cũng như các vùng lân cận khi nhờ những công trình nước ngọt, người dân không còn cảnh phải ngồi chờ có ai đến tặng nước, hay phải tất tả ngược xuôi cả ngày đi tìm nước hoặc buộc phải mua một khối nước với giá hơn 200.000 đồng mà cũng không hoàn toàn là nước ngọt.  

 Chánh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày