Khởi quay phim Hành trình chùa Việt

Đoàn làm phim đang quay
Đoàn làm phim đang quay
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện trọng đại mà thế hệ chúng ta may mắn được nhận lãnh trọng trách này.

Từ đầu năm 2009 đến nay, nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được khởi động tưng bừng, trong đó có dự án độc đáo Bản đồ di tích, ở giai đoạn đầu của dự án này sẽ cho ra mắt Bản đồ chùa Hà Nội và tập phim Hành trình chùa Việt.
 

Việc phát huy giá trị di tích trong đời sống hiện đại còn nhiều bất cập. Chúng ta chưa có được nhiều dạng văn bản bao chứa thông tin lớn, gọn nhẹ - điển hình là dạng văn bản điện tử trong thời đại kỹ thuật số này thích ứng cho việc quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá giá trị di tích, phục vụ đắc lực cho những ngành có liên quan... Trước hiện trạng trên nhóm những nhà tâm huyết với di sản văn hóa thuộc Viện Bảo tồn di tích, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, Công ty cổ phần truyền thông Alatca, Công ty TNHH In Thiên Thạch đã có sáng kiến thực hiện Dự án Bản đồ di tích Việt Nam. Một hội đồng khoa học gồm nhiều chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, văn hóa, du lịch... đang tích cực tư vấn và hỗ trợ tổ chức thực hiện dự án này.
 

Dự án được sự bảo trợ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong thư bảo trợ, Phó Chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thanh Tứ nhận xét: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam đánh giá cao sáng kiến thực hiện Dự án Bản đồ di tích Việt Nam (đa phương tiện) hướng tới Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt giai đoạn đầu của dự án này sẽ cho ra mắt Bản đồ chùa Hà Nội, Bản đồ chùa Việt Nam. Ðây là sự kiện góp phần tôn vinh hình ảnh của chùa Việt - một biểu trưng của văn hóa truyền thống dân tộc có từ nghìn năm nay. Với ý nghĩa đó, Giáo hội Phật giáo Việt  Nam hân hạnh cùng một số bộ, ngành hoan hỉ bảo trợ dự án và ủng hộ Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với một số cơ quan thực hiện dự án. Cung thỉnh phật tử cả nước cùng đạo hữu gần xa hướng tâm bồ đề, trợ duyên để dự án này được viên mãn".
 

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hơn nghìn năm nay và hòa nhập nhanh vào đời sống cộng đồng. Những triết lý nhân sinh chân-thiện-mỹ, từ bi hỷ xả của Phật giáo phù hợp với tâm hồn người Việt và cứ thế, Phật giáo đồng hành cùng lịch sử dân tộc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Cùng với sự phát triển Phật giáo là sự ra đời những ngôi chùa. Từ những ngôi chùa lịch sử như Chùa Một Cột ra đời từ giấc mơ của một vị vua, để rồi giờ đây trở thành một trong những biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội... Những ngôi chùa nhỏ bé nằm dưới những lũy tre làng đến những ngôi chùa ở kinh đô hay những ngôi chùa trấn ải ở những miền biên viễn xa xôi... tất cả tạo nên một diện mạo chùa Việt Nam rất phong phú, đặc sắc. Kể lại câu chuyện về chùa là phần nào đó thuật lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, điêu khắc Việt Nam, kiến trúc Việt Nam, văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.... 50 phim truyền hình về chùa Hà Nội là chặng đầu của tập phim Hành trình chùa Việt. Giới thiệu về chùa Việt Nam không chỉ hỗ trợ cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển du lịch và điều quan trọng hơn cả là phát huy tôn tạo gìn giữ những ngôi chùa Việt cho các thế hệ mai sau...
 

Hành trình chùa Việt là công trình văn hóa có ý nghĩa, đây là tập phim ký sự thể hiện theo thủ pháp tài liệu khoa học thời lượng 20-23 phút/1 tập. Phim chú trọng những thông tin hiện có, những thông điệp văn hóa ẩn dấu tại chùa, những giá trị văn hóa du lịch tiềm ẩn và đặc trưng ở nhiều vùng miền. Kết cấu phim tỏa sáng văn hóa Phật với những yếu tố kiến trúc, tâm linh, khoa học qua các câu chuyện, tích truyện... Phim được thực hiện công phu, hoành tráng, ứng dụng nhiều yếu tố công nghệ làm phim hiện đại.

Phần nội dung được minh họa bằng thủ pháp phục hiện, dàn dựng hệ thống nhân vật bằng diễn viên và phục trang, đạo cụ để thể hiện rõ hơn về nguồn gốc ra đời của những ngôi chùa, của những vị sư trụ trì đầu tiên, hay những người có công khai phá khẩn hoang mảnh đất đó. Phim có độ phân giải cao Full HD 1080. Ðịnh dạng nén hình chuyên nghiệp với chất lượng chi tiết mầu sắc cao trên những phần mềm chuyên dụng được sử dụng trong phim sẽ phục dựng lại những hình ảnh của những ngôi chùa đã mất hoặc không còn giữ được hình dáng như xưa...

Dự kiến, phim sẽ phát mỗi tuần một số trên VTC1 trong quý ba tới và đề cập tới từng chùa với những đặc điểm địa lý, lịch sử hoặc nét văn hóa tương đồng; thí dụ chùa ở miền biên viễn xa hôi; chùa ngư dân ven biển, chùa trên núi, chùa chịu ảnh hưởng văn hóa Chăm, chùa làng Việt cổ... Hình ảnh và nội dung phim được giới thiệu vừa cụ thể vừa mang tính hệ thống, có giá trị giải trí du lịch nhưng đậm tính học thuật. Ðặc biệt về phương pháp luận các tác giả chú ý tính lịch đại và đồng đại khi thể hiện các ngôi chùa Việt...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày