Kiến tạo dấu ấn trong không gian chùa Việt

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1194 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1194 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngôi chùa trong tâm thức người Việt không còn xa lạ, bởi đây là địa chỉ để gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cho tự thân, rộng hơn là cho mọi người, thế giới.

Nói cách khác, chùa Việt là không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh đặc biệt để chúng sinh náu nương mỗi khi sóng gió, kiến tạo sự an lành cho tự thân.

Không gian an lành

Đi chùa để hướng về những điều thiện. Đi chùa cũng được hiểu là thời gian tu tập, sửa mình, trở về với tự tánh của mỗi người, trở về với hạt giống Phật trong mình. Ngôi chùa khi ấy giống như trường học, dạy con người chánh niệm, tỉnh thức, để thấy rõ trong ta và người đều có tham-sân-si nhưng cũng có chủng tử Phật để từ đó gạn đục khơi trong.

Hòa thượng Mãn Giác (Huyền Không) viết: “Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Từ đây, mái chùa còn được nhận diện là hình ảnh gắn với dân tộc, đồng hành cùng đất nước ngàn năm. Lật từng trang sử mới thấy, đạo Phật đã có mặt tại Việt Nam hơn hai ngàn năm theo cùng thăng trầm của dân tộc. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đó cũng là chốn thiêng, nơi an lành để con người tìm về. Chính ngôi chùa với giáo lý đưa đến sự tỉnh thức đã soi rọi cho con người biết cách cư xử, nếp nghĩ, phương châm hành động thiện lành như chính lời Phật dạy: đoạn ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch.

Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng từng khẳng định: “Đạo Phật thấm vào lòng người dân Việt cổ như nước thấm vào lòng đất”, và “Phật giáo trở thành một tư tưởng dân tộc và tổ chức Phật giáo (Tăng đoàn, cư sĩ, Phật tử) trở thành một lực lượng dân tộc”.

Trong tác phẩm Sáng giá chùa xưa - Mỹ thuật Phật giáo (Nxb Mỹ Thuật), nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ cũng có nhận xét khái quát: “Một làng quê có các công trình kiến trúc Đình - Đền - Chùa là một làng quê có bề dày lịch sử và có chiều sâu văn hóa. Làng quê ấy là gương mặt Việt Nam, có cái hạn hẹp của nền kinh tế tiểu nông cá thể lạc hậu, nhưng lại có cái đẹp duyên dáng và đôn hậu cả ở cảnh và người. Trong các dạng công trình công cộng trên, chùa là công trình có sớm nhất, phổ biến nhất, gắn bó nhất với cộng đồng dân làng và dân tộc do đó cũng có sức sống nhất, tồn tại lâu dài nhất và đang tham gia vào đời sống xã hội đương đại”.

Như vậy, có thể nói, không gian chùa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, nghệ thuật và tâm linh của người Việt Nam. Theo đó, chùa Việt đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Ngoài yếu tố tâm linh, gắn kết cộng đồng, đến với không gian chùa là đến với giá trị kiến trúc và mỹ thuật cao, được trang trí với các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh, tượng Phật và các bức thư pháp, hoa văn mang dấu ấn thời đại. Các tác phẩm nghệ thuật trong không gian chùa thường mang tính đặc trưng của văn hóa, tôn giáo và truyền thống của địa phương, giúp cho người dân hiểu và yêu mến văn hóa của mình hơn.

Nơi kiến tạo không gian chùa chuẩn mực

Có 4 kiểu cấu trúc chùa, gồm chùa chữ Đinh, chùa chữ Công, chùa chữ Tam, chùa kiểu Nội công ngoại quốc. Trong đó, chùa chữ Đinh là chùa có chánh điện (nơi đặt bàn thờ Phật) được nối thẳng góc với nhà bái đường hay còn gọi là tiền đường. Còn với chùa chữ Công, chánh điện và bái đường song song, được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là thiêu hương – nơi chư Tăng Ni làm lễ (có nơi còn gọi là ống muống).

Chùa chữ Tam là kiểu chùa có 3 nếp nhà song song thường gọi là chùa Hạ - chùa Trung - chùa Thượng. Trong khi đó, chùa kiểu nội Công ngoại Quốc là kiểu chùa có 2 hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (còn gọi là nhà Tổ hay nhà Tăng) phía sau tạo thành một tổng thể hình chữ nhật bao bọc lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện và các công trình kiến trúc khác ở giữa. Về mặt bằng, bố cục chùa phía trong có dạng chữ Công, phía ngoài có khung bao như chữ Khẩu hoặc chữ Quốc.

Am hiểu về văn hóa, kiến trúc chùa Việt, đặc biệt với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo - cung cấp giải pháp toàn diện đời sống tâm linh, kiến tạo không gian sống phước báu nhiệm mầu, Diệu Tướng Am là địa chỉ được gửi gắm niềm tin để thực hiện tư vấn, thiết kế, thi công chùa Việt một cách chuẩn mực.

Diệu Tướng Am quy tụ, kết nối được những chuyên gia nghiên cứu và tư vấn cao cấp trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tâm linh cùng đội ngũ thiết kế, thi công trình độ chuyên môn cao. Nhờ đó, mỗi công trình do Diệu Tướng Am thực hiện đều tạo nên dấu ấn riêng, đảm bảo kế thừa truyền thống nhưng vẫn đảm bảo hiện đại, trang nghiêm, thanh tịnh. Đây cũng chính là công việc gìn giữ văn hóa ngàn năm của cha ông, để mái chùa hiện diện bình an trong tâm thức người Việt, sống động trong dòng chảy văn hóa dân tộc có bề dày lịch sử, luôn gắn với nếp sống thiện lành theo giáo lý Đức Phật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã viên tịch

[Video] Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã viên tịch

GNO - Ngày 10-12 (10-11-Giáp Thìn), sau Đại nghị lần thứ II Hội đồng Chứng minh, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, chư Trưởng lão Thành viên đã quang lâm chánh điện Việt Nam Quốc Tự, dự Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh đã viên tịch.

Thông tin hàng ngày