Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

GN - Nghe đề xuất ấy có vẻ to tát, nhưng thiệt sự (nếu muốn) thực hiện thì không cần phải làm gì đó to tát, cũng không cần phải suy nghĩ ý tưởng khác người, độc lạ chi hết.

Tôi nghĩ thế, vì tôi thấy, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn có thể bắt đầu bằng những việc nhỏ tí tẹo thường ngày, như ngủ dậy cuốn mền mùng cho gọn, quét cái nhà và sân cho sạch, lau bụi kệ sách và nếu có bàn thờ Phật thì thay nước, cắm hoa, thay chân nhang...

Ăn xong nhớ bỏ rác vào sọt hay vào bao theo quy định. Đi ra đường, đang chạy xe đừng có khạc rồi phun cái vèo mà hổng cần biết người chạy sau. Đừng vượt đèn đỏ và quẹo nhớ xi-nhan. Tắm bớt lại vài phút để tiết kiệm nước và ra khỏi nhà vệ sinh thì tắt đèn để tiết kiệm điện. Đi chùa đừng đốt nhang quá nhiều, thấy có người đốt rồi thì mình khỏi cũng được...

Bao nhiêu là hành vi nhỏ sẽ tạo thành thói quen ứng xử tốt ở bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà mình. Sự ngăn nắp cũng theo quy luật “nhất thiết duy tâm tạo”, theo đó, người nào ngăn nắp bên trong chắc chắn sẽ có sự kỹ lưỡng bên ngoài một cách tự nhiên mà không cần cố gắng gì cả.

a minh hoa 2.jpg


Nâng niu một mầm xanh, biết quý trọng thiên nhiên cũng là cách làm cuộc sống tốt hơn - Ảnh minh họa

Tôi thấy trên mạng lưu hành một clip khá thú vị về hiệu ứng dây chuyền - bắt đầu từ hành vi vứt cái lon nước đã uống hết ra ngoài và từ đó gây ra bao nhiêu hệ lụy khác như xe đang chạy hốt hoảng gặp nạn, tông vào người sửa điện khiến vòng tròn quấn dây cáp trôi ra đường... Cuối cùng là nổ tung cả một tòa nhà lớn, chỉ vì hành vi vứt cái lon bậy bạ ban đầu.

Do vậy, thay đổi thế giới hay làm đẹp cuộc sống này chính là thấy trong cái duyên ban đầu rất đơn giản (như là không vứt lon bừa bãi) đã có thể tránh gây ra thảm họa (là nổ cả tòa nhà) như ví dụ kể trên.

Cuộc sống theo quy luật duyên sinh diệt, nếu ta điều chỉnh được ý-ngữ-thân theo hướng tốt dù chỉ một chút nhưng hiệu ứng có thể rất lớn. Và ngược lại. Vì thế, trong đạo Phật, vẫn thường nhắc, đừng coi thường ngọn lửa nhỏ, vì có thể làm cháy cả khu rừng. Cũng thế, đừng chê việc lành bé vì biết đâu sẽ chuyển hóa được nhiều người, lan tỏa sự tích cực đến với số đông...

Bối Bối

_____________

* Bạn cũng có thể chia sẻ những ý tưởng và những việc bạn đã làm để cho cuộc sống của bạn tốt hơn - góp phần làm cho cuộc đời tươi tắn hơn, ít ra qua cái nhìn của bạn; cũng như bạn có thể kể câu chuyện về những người đã làm đẹp cuộc sống mà bạn biết với Giác Ngộ. Bài, ảnh gửi về: bandocgiacngo@gmail.com. Trân trọng chào đón bài vở của bạn...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày