Lâm Đồng: Cử nhân sự phụ trách Phật sự 2 huyện mới thành lập

(GNO-Lâm Đồng): Thực hiện nghị quyết Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VII (2007 – 2012), Ban Trị Sự tỉnh hội Phật Giáo Lâm Đồng đã cử TT. Thích Không Trú - Phó ban Trị sự đặc trách Phật giáo huyện Đam Rông và TT. Thích Viên Như - Phó ban Trị sự đặc trách phật giáo huyện Lạc Dương.

Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 17-11-2004 của Chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89.220ha, dân số trên 30.633 người, có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc, là cửa ngõ nối với các tỉnh Tây nguyên, là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Nam Tây nguyên nói chung.

TATS.JPG
Ban Trị Sự Phật giáo Lâm Đồng họp
triển khai nghị quyết Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VII

Toàn huyện có 14 sắc tộc sinh sống trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 71,3%. Hầu hết đồng bào dân tộc theo đạo Thiên Chúa và Tin lành, do trình độ dân trí thấp cho nên  đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

 Mặc dù thế, tuy mới nhận nhiệm vụ trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng TT. Thích Không Trú đã vận động, trợ duyên thành lập được hai ngôi chùa đó là chùa Quang Minh - xã Phi Liêng do sư cô Chơn Tịnh đảm trách và chùa Quang Đức - xã Đạ Sa do ĐĐ. Thích Như Chí hướng dẫn Phật tử tu học. Được biết trước kia cũng đã có vài vị vào đây hướng dẫn Phật tử sinh hoạt tu học nhưng do đường xá xa xôi, các thời khóa tu của các đạo tràng bị gián đoạn nên Phật tử đã thiết tha cung thỉnh chư Tăng Ni hoan hỷ thường trụ tại địa phương thường xuyên để việc tu tập của Phật tử bổn đạo được ổn định.

Huyện Lạc Dương cũng nằm trên địa phận cao nguyên Lâm Viên, tại hai ngã ba ranh giới giữa Lâm Đồng với Đắc Lắc và Khánh hòa với Ninh Thuận. Huyện là nơi đầu nguồn của dòng sông Đa Nhiêm, chảy theo hướng Nam sang thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m, như: núi Bi Doup  (2.287m), núi Lang Biang  (2.167m), núi Chư Yen Du  (2.075m).

Toàn huyện có 3.274 hộ và 17.765 nhân khẩu với các sắc tộc thiểu số đang sống như: K’Ho,  Chill, Chu Ru,  Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm cư trú trên 99 thôn của huyện. Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu. Mong rằng thời gian sớm nhất nơi đây sẽ có những ngôi chùa trang nghiêm, thanh tịnh làm nơi sinh hoạt tu tập tín ngưỡng cho bà con sau những giờ lao động mệt nhọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày