GNO - Đó là vụ án ở Hà Lan nhằm quyết định quyền sở hữu bức tượng 1.000 tuổi bị đánh cắp từ một ngôi làng của Trung Quốc vào năm 1995. Người dân ở vùng Đông nam Trung Quốc đang lo lắng chờ đợi phán quyết của tòa về quyền sở hữu pho tượng có chứa nhục thân một vị sư Phật giáo đã bị đánh cắp, sau khi buổi điều trần công khai đầu tiên được mở tại Hà Lan hôm thứ Sáu (14-7).
Bức tượng có toàn thân xá-lợi đang cho là của ngài Chương Công
Vụ kiện đã được công đồng làng Dương Xuân ở tỉnh Phúc Kiến đệ trình lên chống lại một nhà sưu tầm người Hà Lan cách đây 2 năm, khi pho tượng chứa nhục thân bị đánh cắp từ ngôi chùa của làng năm 1995, được công nhận tại triển lãm bảo tàng ở Hungary. Oscar van Overeem, một kiến trúc sư người Hà Lan, đã mua lại pho tượng trên của một tay buôn nghệ thuật Hồng Kông vào năm 1996. Các cuộc đàm phán đòi pho tượng của họ cuối cùng đã không thành. Do đó vào tháng 6 năm ngoái, một nhóm luật sư thiện nguyện gồm một người từ Hà Lan, đã thay mặt cho dân làng Dương Xuân đã đưa vụ việc lên tòa án địa phương.
Theo luật của Hà Lan, buổi điều trần được mở cửa cho công chúng và thẩm phán sẽ nghe báo cáo của cả hai bên, mặc dù phán quyết sẽ không được ban hành ngay tại chỗ. Pho tượng có nhục thân tu sĩ Phật giáo 1.000 năm tuổi, được gọi là Tổ sư Chương Công, đã được người dân địa phương tôn thờ.
Vào tháng 5 năm 2015, dân làng nói cho tờ New York Times biết rằng pho tượng đã được thờ cúng trong nhiều thế kỷ, và sự đau khổ của họ khi pho tượng biến mất. Dân làng đã bảo vệ bức tượng toàn thân xá lợi này trong cuộc Cách mạng Văn hóa, bằng cách che giấu pho tượng trong ngôi nhà của họ và ngay cả trong các căn chòi trên đồng ruộng.
"Chúng tôi chỉ có thể chờ đợi và cảm thấy như đang ngồi trên đống lửa. Nếu đó là một tin vui, chúng tôi sẽ được giải tỏa. Nếu không, nhiều người trong chúng tôi sẽ rơi lệ", Lin Wenqing, một người dân nói. "Chúng tôi hy vọng sẽ có một kết quả tốt đẹp lúc này", ông nói thêm.
Cho đến khi bị mất tích, pho tượng được cả hai làng Dương Xuân và Đông Phố lân cận thờ phụng kể từ thời kỳ nhà Tống. Một cuộc chụp cắt lớp pho tượng cách đây vài năm đã khẳng định rằng pho tượng có chứa nhục thân của một nhà sư bên trong.