Lắng nghe thời gian trôi

Ngày 1 tháng 12. Sáng nay, mình gỡ tờ lịch cuối của tháng 11, chào tháng 12. Thấy thời gian cứ khẽ khàng trôi qua, ngày đỏng đảnh với 24 tiếng - đi như những nhịp tích tắc trên thanh kim giây-phút của đồng hồ.

Vậy là đã sang tháng 12, tháng cuối của năm… Vậy là một năm nữa sắp đi qua, cái tuổi đuổi cái xuân, nghĩ và cười về một câu nói thân quen của Đào trong Mùa lạc (Nguyễn Khải).

va-ta-phai-cam-on-cuoc-song.jpg

Ảnh: Internet

Đừng nghĩ gì quá cao siêu, hãy kiến tạo hạnh phúc từ những điều đơn giản, gần gũi, thân thuộc hàng ngày, hàng giờ và trong từng sát na (khoảnh khắc) như là thở vào mình biết mình đang thở vào, thở ra mình mỉm cười. Viên gạch đầu tiên cho một cuộc sống hạnh phúc, cũng là cho một sự ra đi an lành mình phải đặt xuống từ nơi đó, từ ý thức đó để ngày tháng dần trôi mình lại ý thức rõ ràng cuộc sống của mình là có ý nghĩa, mỗi giây phút là một món quà bằng an được trao tặng cho cuộc sống này…

Đếm thời gian trôi, nhìn lại mình cả tướng lẫn tâm. Tướng hay là cái thân này sanh-già-bệnh-chết mỗi ngày, chỉ có điều là mình có nhận ra không mà thôi. Nhưng, dẫu có nhận ra hay không thì nó cũng diễn ra, bởi đó là quy luật, là định lý, là lẽ đương nhiên của con người! Thế là những “kiếp con người” trong một chủ thể người cứ thể mà chất chồng lên nhau. Soi lại đã thấy mình già hơn cái thuở học trò hồn nhiên, khăn quàng, cặp sách tí tởn đạp xe, giỡn đùa, vô lo…

Có một chị bạn thi thoảng nhắn tin hỏi thăm, nói chuyện đông tây, kim cổ rồi lại bảo là nhớ ngày xưa. Miên man, và tĩnh lự. Nhớ chứ không chạy theo tiếc nuối, và thấy an lạc về miền nhớ, nhất là khi ngồi trên xe đi làm hoặc trải qua những điều đớn đau như là sự bội bạc của bạn bè, của những mối quan hệ chứa nhiều tin yêu. Ngỡ là mộng, một cơn ác mộng nhưng hóa ra là đang diễn ra nơi thân tướng con người, bởi bấm vào da thịt còn cảm thấy đau khi cứ mơ màng suy tưởng về những chuyện chẳng ra chi ấy. Chị nói thoáng qua, nhưng mình đọc được dàng suy nghĩ ấy!

Cuộc sống cứ trôi, mỗi ngày mình dành nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân. Từ ăn ngủ đến tắm rửa, đến trang điểm, giải trí, nói chuyện phím, thỏa mãn vài nhu cầu cá nhân khác. Thấy mình dồn sức cho bản thân nhiều quá nhưng mình vẫn không có hạnh phúc. Nhiều bạn trẻ loáng thoáng nhận ra điều đó như một câu hỏi lớn để rồi lại loay hoay với những điều như thế. Lặp lại, tuần hoàn một cách vô vị mà có đôi khi mình chưa bao giờ tặng cho mình một nụ cười sớm mai, hoặc gửi vào hư không một nụ cười của sự tỉnh giác, an trú.

Thức dậy mình vội quờ quạng với chiếc điện thoại, xem những dòng tin nhắn muộn tối qua mà trước khi nhắn tin cuối mình đã quá mệt nên ngủ vùi. Và lại hồi âm, hẹn hò, tán gẫu, giận hờn, vui tươi với chính những dòng tin đến, đi… Ngày tháng dần trôi, mình đã đổi một vài chiếc điện thoại, làm mới một vài con laptop, v.v và v.v… Nhưng mình không có hạnh phúc!

Ngày tháng dần trôi, khi cái tuổi nó đuổi cái xuân qua thì nhiều người thổn thức về điều đó. Sẽ thật uổng nếu mình chỉ biết đau đáu thổn thức và trách sao mình chẳng có gì mới mẻ, sao mà cuộc sống chán phèo, chán ngắt thế kia! Nếu mình bước thêm một vài bước đằng sau sự giật mình khi soi gương thấy mình không còn trẻ nữa thì hay biết mấy? Lúc đó mình sẽ hành động, bằng cách chẳng làm gì cả, mà ngồi thật im, học cách nhìn sâu vào tâm thức, để sống chậm lại một chút.

Hằng ngày mình đã sống quá nhanh, quá gấp gáp để tháng ngày trôi đi vội vả, vô định và tâm mình cũng vô định, hết lang thang về quá khứ đến loanh quanh chạy về tương lai xa tít mù. Và chán, và vô vị, và thấy như là mình sống vô nghĩa quá. Đó là “bệnh”, thứ bệnh trong tâm đủ để gặm nhấm mình khi ngày tháng dần trôi về 30, băm rồi 40 và già…, chết. Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp, bởi mình con sung sức, mình còn minh mẫn và nhiệt huyết cũng nhiều. Hãy làm một cái gì đó. Bắt đầu bằng việc ý thức đời sống thực tại, an trú với nó và định hình cho một lối sống thảnh thơi ngay hiện tại. Đó cũng là cách kéo dài tuổi trẻ, nhiều nhà hiền triết đã gửi gắm điều đó.

Mình trẻ là khi mình còn suy tư về cuộc sống, còn mong muốn cống hiến, mong muốn góp cho đời, cho người những hạnh phúc, hỷ lạc, dù nhỏ nhoi như là một nụ cười trong câu kệ: “Thức dậy miệng mỉm cười/ Hai bốn giờ tinh khôi/ Xin nguyện sống trọn vẹn/ Mắt thương nhìn cuộc đời”. Đơn giản nhưng làm được điều này không giản đơn một chút nào, vì mình lúc nào cũng chạy lang thang, cũng mơ về những vũ trụ bao la chứ có bao giờ chánh niệm, an trú nơi hơi thở vào ra mầu nhiệm cùng nụ cười an nhiên trong giây phút hiện tại?

Đừng nghĩ gì quá cao siêu, hãy kiến tạo hạnh phúc từ những điều đơn giản, gần gũi, thân thuộc hàng ngày, hàng giờ và trong từng sát na (khoảnh khắc) như là thở vào mình biết mình đang thở vào, thở ra mình mỉm cười. Viên gạch đầu tiên cho một cuộc sống hạnh phúc, cũng là cho một sự ra đi an lành mình phải đặt xuống từ nơi đó, từ ý thức đó để ngày tháng dần trôi mình lại ý thức rõ ràng cuộc sống của mình là có ý nghĩa, mỗi giây phút là một món quà bằng an được trao tặng cho cuộc sống này…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày