Một hình ảnh sinh hoạt nhân dịp năm mới Losar - Ảnh minh họa
Lễ hội hàng năm được tổ chức bởi cộng đồng Phật tử của những khu vực có niềm tin tâm linh vững chắc và giữ được văn hóa truyền thống. Các nghi thức lễ hội bắt đầu bằng việc thắp sáng các cơ sở tự viện và nhà dân.
Với đồng bào Phật tử tại Ladakh, việc tổ chức lễ hội Losar là dịp vui chào mừng năm mới. Vào những năm 1555-1610, lễ này được tổ chức vào ngày đầu tiên theo năm Phật lịch Ladakhi, tính toán lịch dựa vào mặt trăng và mặt trời. Tuy nhiên sau đó thời gian này đã được điều chỉnh lại và lễ hội được tổ chức vào khoảng 2 ngày cuối cùng của tháng 10 theo Bodhi lịch.
Trong suốt dịp này, người dân ở Ladakh thành tâm tưởng nhớ những người thân của mình đã mất, thăm viếng mồ mả và cầu nguyện cho họ được siêu thoát. Ngoài ra, mọi người cũng thăm viếng và gởi những lời chúc tụng năm mới cho nhau.
Lễ hội Losar xuất hiện trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng và cộng đồng người dân ở khu vực Himalaya, còn gọi là thời kỳ tiền Phật giáo. Lúc đó, vào mùa đông, mọi người tổ chức một lễ hội tôn giáo mà trong đó hương trầm được đốt lên để dâng lên các vị thần thánh.
Sau đó, Phật giáo xuất hiện đã tác động sâu rộng tới văn hóa của người Tây Tạng, từ đó nghệ thuật, văn học và âm nhạc của người Tây Tạng đều phản ánh những quan điểm của Phật giáo. Và Tết Losar cũng gắn liền với sinh hoạt của Phật giáo.
Tâm Nhiên (theo Jagran Josh)