Lo âu và cẩn trọng

Tỳ-khưu Thanissaro
Tỳ-khưu Thanissaro
0:00 / 0:00
0:00
GN - Đức Phật dạy chúng ta không phản ứng bằng cách giả vờ rằng những nguy hiểm này không có thật, mà là chuẩn bị để đón nhận chúng một cách khôn ngoan. Đó là sự khác biệt giữa lo lắng và sự cẩn trọng.

Đặt chú tâm vào hơi thở. Cố gắng hít thở theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái. Và cố gắng trụ lại với hơi thở vào, hơi thở ra đến tận cùng mỗi khi bạn hít vào, thở ra. Tuy nhiên, điều thường xảy ra là bạn chỉ có thể trụ lại với vài hơi thở, sau đó một suy nghĩ nào đó xuất hiện, hấp dẫn hơn, quan trọng hơn, và bạn phóng tâm theo nó. Đây được coi là một chướng ngại.

Tác giả bài này là Tỳ-khưu Thanissaro (thế danh Geoffrey DeGraff), người Mỹ, theo truyền thống tu trong rừng của Thái Lan. Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin năm 1971 với chuyên ngành về Lịch sử Tri thức Âu châu, Geoffrey DeGraff theo học thiền với Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko và xuất gia năm 1976 tại Thái Lan. Năm 1991, sư giúp xây dựng Metta Forest Monastery ở San Diego, California, về sau trụ trì tu viện này.Có bản kinh trong đó Đức Phật nói về những nguy hiểm trong tương lai. Vị xuất gia cần suy ngẫm về thực tế là cái chết có thể đến rất dễ dàng, lão hóa có thể đến, bệnh tật có thể đến rất dễ dàng. Nạn đói có thể xảy ra. Xã hội có thể bị đảo lộn. Tăng đoàn có thể rã tan. Khi bất kỳ điều nào trong số này xảy ra, sẽ rất khó để tu hành. Và cũng sẽ có những khó khăn khác nữa.

Đó là cách tâm trí hoạt động bình thường, và trong cuộc sống hàng ngày, dường như nó không gây cản trở nhiều. Nhưng khi bạn đang cố gắng thăng hoa tâm trí lên một mức độ cao hơn, những suy nghĩ như thế thực sự có thể gây cản trở. Một số chướng ngại này cũng là những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày: Ác ý là một vấn đề. Bồn chồn, lo lắng, hoài nghi, hôn trầm: chúng là vấn đề. Một phần của vấn đề là đôi khi chúng cũng có khía cạnh tốt. Thí dụ như với hoài nghi, đôi khi cũng là khôn ngoan khi hoài nghi về một số điều, nói cách khác, không chấp nhận quá nhanh thứ gì. Thêm nữa, có một số điều bạn cần suy nghĩ, chuẩn bị, nếu bạn là người biết lo lắng.

Đức Phật dạy chúng ta không phản ứng bằng cách giả vờ rằng những nguy hiểm này không có thật, mà là chuẩn bị để đón nhận chúng một cách khôn ngoan. Đó là sự khác biệt giữa lo lắng và sự cẩn trọng. Người lo lắng chỉ ngồi đó luẩn quẩn với những nỗi lo của mình, trong khi người cẩn trọng sẽ nói: “Được rồi, có mối nguy hiểm, nhưng cũng có cách giải quyết được”. Điều đó đòi hỏi một mức độ tự tin rằng có lối thoát, và nó cũng đòi hỏi bạn phải nỗ lực để phát triển các kỹ năng mà bạn sẽ cần để bảo vệ bản thân.

Trong trường hợp vị xuất gia ở trong rừng quán tưởng về những nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai, nhưng với quyết tâm là: “Ta phải tập trung vào việc cố gắng đạt được cái chưa đạt, đến được cái chưa đến, để biết và thấy những điều ta chưa biết và thấy trước đây” - nói cách khác, để tìm được điều gì đó trong tâm không thể bị những nguy hiểm chạm đến. Hiện tại, điều đó có vẻ xa vời, bởi vì Đức Phật đang nói về Niết-bàn. Gần gũi hơn với chúng ta là những kỹ năng ta có thể phát triển khi thiền định - đặc biệt là trí tuệ khi nói về vấn đề ta có thể tìm kiếm hạnh phúc và an toàn ở nơi đâu.

Khi bạn nhận ra rằng những điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là công việc, gia đình, các mối quan hệ, mà là những phẩm chất bạn tạo dựng trong tâm, nhận thức đó giúp bạn đi đúng hướng. Thí dụ, khi bạn có sự tập trung, mặc dù nó có thể không hoàn hảo, nhưng nếu nó là một nguồn lực nội tâm, là nguồn dinh dưỡng nội tại, thì khi mọi thứ bên ngoài trở nên tồi tệ, ít nhất bạn có cái để trụ vào. Khi bạn có đức hạnh của mình, khi bạn có sự chịu đựng, khi bạn phát triển phẩm chất của sự quyết tâm, tất cả những điều tốt đẹp này là cái bạn có thể nắm giữ.

Đó có thể là một trong những lý do tại sao tên Pali cho các phẩm chất này là parami (ba-la-mật: vượt qua, đến bờ kia). Khi bạn nắm giữ chúng, chúng sẽ đưa bạn qua đến bờ bên kia của dòng lũ. Trái lại, nếu bạn không phát triển các phẩm chất này, bạn sẽ bị cuốn trôi đi.

Vì vậy, khi bạn lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, thì cho dù bạn có hành thiền hay không, hãy nhắc nhở bản thân: Ta có thể tìm thấy sự an toàn thực sự ở đâu? Sự an toàn có thể được tìm thấy: Đó chính là sự tự tin. Câu hỏi tiếp theo là: Bạn phải làm gì để tìm được nó? Đó là khi bạn hướng sự lo lắng đến một kỹ năng: kỹ năng nội tại. Nếu bạn để bản thân quan tâm hoàn toàn đến những thứ bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bất kỳ sự an toàn nào.

Tôi nhớ có người đã mô tả hành vi của những người ở phố Wall trước vụ khủng hoảng tài chính lớn. Họ biết rằng thảm họa sẽ đến từ tất cả các hoạt động nguy hiểm của họ, vì vậy ai cũng đều cất giấu “hạt dẻ” của mình, như cách họ gọi nó, giống như các con sóc - cất giấu tài sản ở một nơi nào đó mà họ cảm thấy an toàn. Một số nơi an toàn được kể đến, nhưng trong mắt tôi, chúng chẳng an toàn tí nào.

Bạn sẽ nghĩ đến những người được sống sót và tất cả những thực phẩm họ đã chất chứa. Tôi biết có người chứa dưới hầm nhà thực phẩm có thể ăn trong ba tháng. Nhưng nếu tin này lộ ra, các nhà hàng xóm biết bạn có chứa đồ ăn, liệu bạn có thể giữ được chúng trong ba tháng không? Tất cả những giải pháp này giống như ta dựng lên một bức tường bằng giấy để chặn làn sóng biển khi nước biển trào dâng. Bạn không thể tìm thấy sự an toàn ở đó.

Điều đó có nghĩa là, khi quán sát thân, bạn sẽ nói, “Được rồi, ta không thể dựa vào thân này để cung cấp sự an toàn bên trong cũng như bên ngoài, nhưng ta có thể sử dụng thân để phát triển giới hạnh, định tĩnh, trí tuệ và đó là những điều sẽ mang lại sự an toàn cho ta”. Hãy dựa vào thân để hành bố thí, dùng thân để giữ giới, dùng thân làm đề mục hành thiền, cũng như đối tượng của trí tuệ.

Vì khi tập trung vào thân, ta bắt đầu nhận ra rằng ta có thể thấy các uế nhiễm của tâm ngay tại đây, trong khoảnh khắc hiện tại rất rõ ràng. Tất cả tụ họp lại ngay đây. Nếu có đau ở thân - hay sự lo ngại về thân bệnh, thân đang già đi - thì nỗi sợ hãi, lo âu, thất vọng của ta sẽ tụ hội về đây. Để hoán chuyển chúng, ta có thể quán về 32 thể trược nơi thân như trong các bài kinh tụng. Bạn sẽ nhận ra rằng không có gì đáng quý ở đó. Nếu bạn bám chấp vào thân vì thương quý thân, thì bạn sẽ trở nên giống như những người chết, sau đó trở thành giun giòi trong chính xác chết của họ.

Nhưng nếu ta sử dụng thân như một công cụ, nó có thể mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy, hãy nghĩ về nó như một công cụ. Nó không phải là thiên đường của ta, nhưng nó có thể là công cụ giúp ta tìm được thiên đường bên trong, nơi những phẩm chất ta đã phát triển trong tâm thức. Và có nhiều tự tin vào các phẩm chất đó.

Có quá nhiều điều về tương lai ta không thể biết, nhưng ta biết rằng nếu có bất cứ điều gì bất ngờ xảy ra, ta sẽ cần đến chánh niệm, sự tỉnh thức, tập trung, trí tuệ - tất cả những phẩm chất tốt đẹp của tâm. Chúng sẽ là nơi nương tựa của ta. Vì thế, khi tâm trí của bạn bị bao phủ bởi những lo lắng, hãy dừng lại và quán niệm: Có thể làm được gì? Ta có thể làm được gì ngay bây giờ? Đó là những gì bạn nên tự hỏi mình.

Tất nhiên, hiện giờ bạn đang thiền định, điều cần làm là phát triển những phẩm chất này. Nhưng ngay cả khi bạn trở về với cuộc sống hàng ngày, hãy nhắc nhở bản thân rằng có sự khác biệt giữa tâm lo lắng và cẩn trọng. Lo lắng là một trở ngại. Trái lại, sự cẩn trọng, quan tâm là nguồn gốc của tất cả mọi thiện xảo. Và khi nói đến sự cẩn trọng, ta hiểu rằng qua đó, có giải pháp cho mọi vấn đề. Nếu không có lối thoát, thì việc quan tâm, cẩn trọng sẽ không đạt được điều gì. Với sự cẩn trọng, ta mặc định là có lối thoát, có cách để an toàn, và nếu bạn thực sự quan tâm, cẩn trọng, bạn sẽ dành thời điểm này ngay hiện tại để phát triển những phẩm chất để mở con đường đưa bạn đến an toàn.

Vì vậy, sự khác biệt nằm trong sự tự tin rằng có một lối thoát, và trong việc thực sự huân tập các kỹ năng mà ta sẽ cần. Đó là cách chúng ta biến lo lắng thành một cái gì đó thực sự thiện xảo - một cái gì đó, thay vì ăn mòn tâm trí, thực sự cung cấp cho tâm một nơi an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày