Lo lắng nhưng vẫn tin...

GNO - Những ngày gần đây, Phật tử cả nước đọc báo, theo dõi trên các phương tiện truyền thông cảm thấy băn khoăn, lo lắng về một số hình ảnh, “câu chuyện trong tuần” không hay liên quan tới Phật giáo...

Trước hết phải kể đến việc các vị sư cô ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) khoác lên mình những bộ quân phục để biểu diễn một tiết mục văn nghệ gây “sốc” cho nhiều người. Dù đã có nhiều lời biện minh nhưng xem ra không thuyết phục được dư luận xã hội, chưa kể đến việc tạo dư luận xấu cho những người thành tâm theo đạo.

hinh anh khong dep.jpg

Hình ảnh các Sư cô (chùa Pháp Hải, H.Bình Chánh) hóa trang lên sân khấu biểu diễn văn nghệ được đưa trên website của Ban Thông tin-Truyền thông T.Ư gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước (ảnh: phatgiao.org.vn)

>>> Xung quanh vụ "Ni cô mặc quân phục biểu diễn văn nghệ"

Mới đây, cộng đồng cả nước lần kiều bào ở nước ngoài lại bất ngờ khi tạp chí Hoa Đàm tập 2, tờ báo của nữ giới Phật giáo Việt Nam cho đăng tải hình bìa là Đức Mẹ Maria đang bồng Chúa hài đồng nhân sự kiện lễ Vu lan năm 2013. Cũng cần nhắc lại rằng bức ảnh này cũng đã từng xuất hiện nhân mùa Vu lan năm 2012 trên tạp chí Đạo Phật nguyên thủy đã từng gây xôn xao trong Phật tử. Câu hỏi đặt ra là các cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản để xảy ra vụ việc “bất thường” trên?

Xem thêm tin, bài liên quan: Tranh Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng trên ấn phẩm Phật giáo (!?) || Giả dạng nhà sư đi xin tiền ||

Trước đó, nhiều người cũng rất bức xúc trước những hình ảnh được xem là hành vi xúc phạm đến Phật pháp liên quan đến nhân vật được gọi là “ bà Tưng” với nội dung sáng đi chùa lễ Phật, tối lại quậy “tưng” để tạo sự chú ý của nhiều người.

Nhiều người khác cũng vì muốn nổi danh nên gây chú ý bằng việc đi làm công tác từ thiện nhân ái tại các chùa rồi thông qua các phương tin thông tin để đánh bóng hình ảnh, tên tuổi của mình, nhưng trong thâm tâm họ không có tấm lòng và trái tim luôn sống vì mọi người.

Đâu đã vậy, người theo đạo Phật còn rất bất bình trước sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều cơ sở thờ tự nhưng chưa được tư sửa kịp thời, một số nơi còn bị lấn chiếm làm chỗ kinh doanh, chưa kể việc phá bỏ, biến dạng những giá trị văn hóa kiến trúc có tự ngàn đời từ các ngôi chùa cổ khi tiến hành trùng tu, nâng cấp, mở rộng. Đáng quan ngại là một số ít công trình có xu hướng hiện đại hóa bằng việc gán ghép những chi tiết, kết cấu, hình tượng ngoại lai làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam mà cả dân tộc đang ra sức giữ gìn.

Cạnh đó dư luận cũng đã từng bức xúc với tình trạng sư giả khất thực ở các địa phương để mưu cầu trục lợi cho bản thân gây ảnh hưởng xấu hình ảnh, hành động cao đẹp của chư Tăng Ni.

Vì vậy rất cần sự cộng đồng trách nhiệm từ nhiều người, nhiều ngành, nhiều cơ quan có liên quan đồng lòng vào cuộc để trả lại niềm tin thanh lương, tinh khiết cho Phật tử...

Tuy nhiên, dù gì đi nữa, thì vẫn tin rằng, người con Phật luôn hướng về Tam bảo, có chánh kiến, sống tốt đời đẹp đạo, vững tin vào lời Phật dạy với trái tim trong sáng, thánh thiện, luôn sống và chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh họa

Không muốn đi chùa vì nghe nhiều điều xấu về tu sĩ

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày