Ma túy "bủa vây" chốn linh thiêng

Nhiều tụ điểm tiêm chích ma túy nằm ngay cạnh chùa Pháp Vân gây ra sự lo lắng, bất an cho người dân xã Văn Bình, H.Thường Tín (Hà Nội). 

Nằm sát Quốc lộ 1A cũ, chùa Pháp Vân, còn gọi là chùa Bà, trông khá u tịch, cổ kính. Nhưng trên con đường nhựa nhỏ bao quanh chùa, cứ khoảng vài chục mét lại bắt gặp những ống tiêm và vỏ ni lông vứt vung vãi. Dẫn chúng tôi đi, bà H. ở thôn Văn Giáp, xã Văn Bình dò dẫm từng bước, chốc chốc lại ngoái đầu nhắc: “Chú cẩn thận, giẫm vào kim tiêm một cái là khổ cả đời đấy”.

Ma túy "bủa vây" chốn linh thiêng ảnh 1
Quanh chùa Pháp Vân có nhiều điểm tiêm chích dù đã có biển cấm
- Ảnh Thái Uyên

Bà H. kể: “Trước đây bọn nghiện vào hẳn trong chùa tiêm chích nên chính quyền xã và nhà chùa đã xây dựng bờ tường rào thép gai. Không vào được chùa, chúng nó chuyển sang chích công khai ở đây, cả ngày lẫn đêm”.

Cũng theo bà H, trước đây con đường nhựa ven chùa là nơi các bà các cô trong thôn đi bộ tập thể dục vì có nhiều cây xanh, không khí trong lành nhưng bây giờ vắng tanh vắng ngắt: “Không ít lần chúng tôi gặp chúng nó đứng ngồi tiêm chích cho nhau mà khiếp cả vía. Không bị chúng nó trấn lột thì cũng giẫm phải kim tiêm. Tốt hơn là ở nhà hoặc tìm chỗ khác mà tập thể dục”, bà H. than vãn.

Được biết, chùa Pháp Vân chỉ có hai vị sư nữ, để đảm bảo an toàn cho nhà chùa cũng như an ninh cho các sư, hằng ngày người dân Văn Bình cắt cử một số  thanh niên trông coi bảo vệ, tuy nhiên tình trạng tiêm chích gần chùa vẫn không thuyên giảm.

Thầy Hường, một trong hai sư nữ trụ trì chùa Pháp Vân bày tỏ: “Về tài sản thì nhà chùa không có gì, cũng chưa bị mất mát gì nhưng tệ nạn diễn ra ngay tại chùa khiến chúng tôi cũng như nhiều Phật tử thấy áy náy, nó ảnh hưởng tiêu cực đến chốn tôn nghiêm”.

Cách chùa Pháp Vân không xa, Nghĩa trang Liệt sĩ Văn Bình cũng trở thành địa điểm cho những người nghiện ma túy lui tới.

Ông K, cũng người thôn Văn Giáp cho biết, ban đêm, các đối tượng thường đi xe máy vào trong nghĩa trang rồi tiêm chích bên cạnh các khu mộ hay dưới tượng đài liệt sĩ. “Tuy nhiên, do nghĩa trang cũng có bờ tường cao lại quây kín, khi bị phát hiện khó chạy thoát nên gần đây các đối tượng chuyển sang khu vực nghĩa trang Văn Bình”, ông K. nói.

Đến nghĩa trang Văn Bình, chúng tôi bắt gặp cảnh tượng có thể khiến người yếu bóng vía dựng tóc gáy. Đó là những đống kim tiêm vấy máu ngổn ngang, các túi ni lông bay tung tóe trên các ngôi mộ. “Nhiều khi chúng tôi muốn ra hương khói mồ mả ông bà cũng sợ gặp kẻ nghiện, đàn bà con gái thì không bao giờ dám đi một mình”, ông K. nói.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân xã Văn Bình cho biết, trong xã này, chỗ nào vắng người một tý thế nào cũng thấy bơm kim tiêm. Theo họ, những người nghiện chích đều là thanh niên trong xã. Đây cũng là lý do chúng tôi không nêu tên thật các nhân vật trong bài viết vì họ sợ các đối tượng trả thù.

Trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Trọng Oánh, công an xã Văn Bình cho biết, toàn xã có 31 người nghiện trong diện quản lý: “Hầu hết đã được đưa đi cai, đi trại giáo dưỡng, còn lại khoảng 10 đối tượng thì thường xuyên bị chúng tôi giám sát quản lý, có thể là do các đối tượng bên ngoài vào đây tiêm chích”.

Về biện pháp ngăn ngừa, ông Oánh cho biết, chính quyền xã đã cắm biển cấm tiêm chích tại một số khu vực, đồng thời tổ chức tuần tra nhưng do lực lượng công an xã còn mỏng nên hiệu quả rất hạn chế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày