Một nẻo về đắc nhân tâm

Tăm tre, hộp diêm, bật lửa, đồ chơi.... là những món hàng mà những người mù đem bán khắp nơi trong thành phố này. Không nhìn thấy những mệnh giá tiền, không nhìn thấy khuôn mặt của người mua, họ vẫn điềm nhiên mưu sinh và vui sống. Và đã có giai điệu đẹp về tình người trong những câu chuyện cuộc sống bình dị này.

Người đàn bà mù ấy  ngồi bán hàng ở góc di sản trung tâm Hà Nội. Du khách  thăm quan mỗi ngày đi qua trong háo hức khám phá giá trị nghìn năm văn hiến của Thăng Long kinh đô xưa trong Hà Nội hội nhập mạnh mẽ hôm nay. Họ đi ngang qua người đàn bà mù ấy để đi vào cầu Thê Húc, vào đền Ngọc Sơn. Họ dừng lại để mua đôi chim đang nhảy nhót, hót vang do có gắn nhạc điệu chạy bằng pin điện tử. Họ biết ở Hà Nội có người đàn bà mù bán chim giả với đôi mắt nhắm nghiền, vô tư lự.

Hai cô gái đến từ nước Nga, đội chiếc nón lá vừa mới mua ở một cửa hàng trên phố cổ, dừng chân và mua đôi chim giả, hót như đang hát tình ca trên cái gẩy tay nhẹ của chủ  nhân. Thấy thế, gái đẹp xứ Bạch Dương cười tinh nghịch và ngỏ ý so sánh vẻ đáng yêu của món đồ chơi với búp bê Matriska nổi tiếng trong chuỗi phân phối toàn cầu.

Bà mẹ dắt đứa con trai đi dạo vòng quanh Bờ Hồ, tập cho con cách quan sát mọi động thái của cuộc sống thường nhật. Đứa bé bạo dạn đến cạnh người đàn bà mù đang chào mời các bậc cha mẹ mua đồ chơi. Cầm món quà trong tay, đứa bé thích thú lắng nghe âm thanh do người bán hàng mù điều chỉnh chính xác đến ngạc nhiên. Hình như, giác quan còn lại của một người mù có độ nhạy cảm và thuyết phục.

Bước chân của bao từ bi hỉ xả đã cho anh chàng mù kia một nẻo về đắc nhân tâm. Ảnh: hoahoctro.vn
Bước chân của bao từ bi hỉ xả đã cho anh chàng mù kia một nẻo về đắc nhân tâm. Ảnh: hoahoctro.vn

Đôi trẻ đang yêu không hờ hững với thúng hàng rong của một mái đầu đã nhuốm sương muối. Họ mua đôi chim giống nhau như đúc, chiều lòng nhau và cùng nhau hưởng sự vương giả của tình yêu theo cách của họ. Họ bỗng dưng đẹp lên trong cái nhìn thiện cảm của những người xung quanh.

Một tổ ấm không được nhìn thấy ánh sáng nhưng luôn đầy ắp ánh sáng trong tim. Ảnh: suutamvagioithieu.vn
Một tổ ấm không được nhìn thấy ánh sáng nhưng luôn đầy ắp ánh sáng trong tim. Ảnh: suutamvagioithieu.vn

Những người khách chuộng mua chim giả, vị trí ngồi của thúng hàng rong đã làm nên một người đàn bà mù bán hàng trong không gian đang diễn ra sự hội nhập.

Người thanh niên ấy có một vị trí ngồi đặc biệt để bán hàng trong một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Anh ngồi dưới một gốc cây cau quanh năm vươn cao trong mưa và nắng. Khách mua những đồ vật của anh là phật tử vào chùa lễ bái ngày rằm, đầu tháng. Rất nhiều người không nhận lại tiền thừa, thậm chí còn có người làm phúc thêm cho anh. Rất nhiều nén nhang trên bàn thờ Phật được thắp lên từ cái bật lửa hoặc hộp diêm mà anh mù đem bán.

Cô sinh viên trò chuyện với anh, hiếm hoi lắm mới thấy anh cười như gió nhẹ cuối mùa thu. Có một chàng trai đưa tay gài lại chiếc cúc áo để mở nơi gần ngực, nếu để ý nhìn lên khuôn mặt hiền lành hiện hữu đôi mắt nhắm nghiền, hoàn toàn tối. Hình như, anh bị dị tật bẩm sinh chứ không phải bị mất ánh sáng vì tai nạn hoặc những biến chứng của bệnh phát sinh nào đó. Anh vào chùa, lặng thinh bán hàng và lặng thinh nghe cả tiếng kinh cầu hướng Phật. Như là giải thoát khỏi những ám ảnh bất hạnh. Như tìm một chốn an bình, một nơi yên ủi mạnh mẽ từ tâm.

Mái chùa thâm nghiêm, bước chân của bao từ bi hỉ xả đã cho anh chàng mù kia một nẻo về đắc nhân tâm.

Đôi vợ chồng mù ấy dắt díu nhau, đi hết từ phố này sang phố khác để bán từng chiếc chổi, gậy trúc, thảm trải phòng...Gắn bó với họ là chiếc lục lạc leng keng. Họ đi đến đâu thì âm thanh đặc trưng có bổn phận báo hiệu đến đó. Lầm lũi kiếm sống. Lầm lũi kéo một nhân duyên của hai người không ánh sáng đi giữa ánh sáng phố phường. Mấy ai biết, sau họ là một tổ ấm nghèo mà san sẻ, nghèo mà vẫn quảy gánh tìm đường để vui sống.

Bà già cẩn thận lựa chọn một cây gậy trúc để về làm bảo bối cho lưng còng. Chị hàng xén mua cây chổi và tấm thảm. Lão trung niên mua chiếc chổi lông gà vàng óng... Nhưng, có một bác xe ôm đang đợi khách, đã dẫn hai vợ chồng mù kia sang đường để kịp sự chuyển dịch của hệ thống đèn giao thông.

Thành phố và những tấm lòng đã cho hai vợ chồng kia từng bước đi đỡ vấp ngã, nếu không nói đã có sự an toàn cho đi mà không cần nhận lại.

Hàng rong của người mù đã không bán trong bóng tối. Họ bán những món hàng thiết dụng cho người tiêu dùng bằng quan sát của đôi mắt sáng và một chút "thặng dư" từ tâm nơi kẻ mua.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày