Mùa sen nở ở một không gian Phật giáo

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1203 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1203 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tháng Tư âm lịch là dịp kỷ niệm sự kiện Đức Phật đản sinh. Với người Phật tử, đây còn được xem là mùa sống đạo, mùa để thể hiện lòng thành kính tri ân Đức Từ phụ, người đã khai thị cho mình trên bước đường tìm về nẻo giác.

Những ngày này, dù ở trên mạng hay ngoài đời thực, đi đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh Thái tử Tất Đạt Đa thị hiện Đản sinh ở cây Vô ưu, nơi vườn Lâm-tỳ-ni lịch sử.

Hơn 2.600 năm trước, ở Ca-tỳ-la-vệ quốc, có một bậc Thánh nhân đã đản sinh dưới hình thức của một vị Thái tử. Sự kiện Bồ-tát Hộ Minh hạ sinh vào dòng tộc Shakya (Thích Ca) đã khiến trời người hoan hỷ, được dự báo nếu Thái tử làm vị Đế vương ngài sẽ uy chấn thiên hạ, là bậc Chuyển luân Thánh vương, đem phúc lạc cho dân; còn nếu là vị xuất sĩ, người sẽ trở thành bậc Đại giác ngộ.

Thái tử Tất Đạt Đa đã thị hiện như thế, là con người lịch sử và đã viết nên lịch sử của một đạo lớn - Phật giáo. Ngày nay, sự kiện Đức Phật đản sinh đã được công nhận là một lễ hội văn hóa toàn cầu, được Liên Hiệp Quốc tổ chức kỷ niệm hàng năm, gọi là Đại lễ Vesak, cùng với hai sự kiện quan trọng khác là Thành đạo, nhập Niết-bàn của Ngài.

Đức Phật đản sinh hay “sinh nhật của Phật” là dịp để nhắc nhớ về sự tu tập, là sinh hoạt văn hóa - tâm linh quan trọng của Phật giáo đồ.

Không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, hễ ở đâu có Phật tử, người yêu mến đạo Phật thì hình ảnh tay chỉ trời tay chỉ đất, cùng Phật ngôn “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” trở thành biểu tượng thiêng liêng.

Là Phật tử hẳn ai cũng thấu đạt “duy ngã” trong nhiều ý nghĩa? Theo đó, “duy ngã” là chỉ có sự giác ngộ, bởi giác ngộ là thành Phật. Đó là sự tối tôn ở đời. “Duy ngã” còn là chỉ có chân ngã, là cái diệu hữu mầu nhiệm, tức là khi đạt được chân không rốt ráo. Hay “duy ngã” là chỉ có Phật tánh trong mỗi chúng ta “là tôn quý nhất”, vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật. Và “duy ngã” là pháp thân thường trụ, là bản thể của ba đời chư Phật và của tất cả chúng sanh. Trong kinh Đại bát Niết-bàn, phẩm Ai thán, Đức Phật đã nêu: “Ngã” chính là thật nghĩa của Phật, “Thường” chính là thật nghĩa của Pháp thân, “Lạc” là thật nghĩa của Niết-bàn, “Tịnh” là thật nghĩa của Pháp.

Có thể thấy, “duy ngã” là một triết lý đặc thù, không phải mang nghĩa chỉ có ta (duy ngã) tức là chỉ có Đức Phật là trên hết. Đồng thời, duy ngã nghĩa là phải vượt qua mọi khái niệm định kiến từ thời nguyên thủy về thuyết vô ngã, mở ra một chân trời mới về thuyết Phật tánh bình đẳng trong mỗi chúng sanh, xác định ý nghĩa pháp thân chân thật như một thực ngã hằng hữu, bất sanh bất diệt. Chính ý nghĩa này mà chữ duy ngã mới trở thành cái tối tôn tối thượng nhất của muôn loài. Đức Phật đã đạt được chỗ bất sanh bất diệt, hay nói khác hơn là thành tựu sự bất tử (chân ngã hằng hữu) và chúng sanh ở chư thiên và loài người cũng có khả năng đạt được chỗ tối thượng này. Đó chính là thật nghĩa của của cụm từ “Duy ngã độc tôn”.

Học Phật, hiểu Phật để hành theo Phật cho đúng là điều quan trọng nhất. Ngày nay, người con Phật đã biết tìm về nguồn cội bằng cách tìm và hiểu “đạo Phật nguyên thủy”, với cốt lõi của lời Phật dạy để ứng dụng vào đời sống, giải thoát ngay hiện tại, kiến tạo Tịnh độ bây giờ và ở đây.

Không gian văn hóa Phật giáo Diệu Tướng Am rất hoan hỷ khi đã được có duyên đón những người con Phật thâm sâu giáo nghĩa. Dù Tăng hay tục, họ đến và chia sẻ sự thực tập trong tinh thần hiểu và thương Phật. Đức Phật trong mắt họ là một người Cha lành, gần gũi như người Thầy giàu tình thương khai thị, để họ sáng mắt sáng lòng; dắt họ qua cơn mê, chuyển hóa từng ngày.

Những ngày này, các vị đến và tìm tôn tượng Đức Phật đản sinh để trang nghiêm tịnh xứ. Thiết trí vườn Lâm-tỳ-ni tại gia hoặc ngay tại công ty, Mộc dục (Tắm Phật) trở thành nghi thức quay về nương tựa, gột rửa lòng mình, tịnh hóa thân tâm.

Hiểu được điều đó, cứ đến Đại lễ Phật đản, chính Diệu Tướng Am cũng có một chuỗi hoạt động ý nghĩa cho nhân viên, khách hàng như treo cờ Phật giáo, trang trí tôn tượng Phật đản, Tắm Phật. Hoạt động này đã có từ năm 2008, mùa Phật đản Phật lịch 2567 (dương lịch 2023) vẫn tiếp tục duy trì ở Không gian văn hóa Phật giáo Diệu Tướng Am cả khu vực thủ đô Hà Nội lẫn TP.HCM.

Ngắm nhìn tượng Phật đản sanh bằng đồng, tạo tác nghệ thuật, tinh xảo bởi nghệ nhân Diệu Tướng Am chắc chắn sẽ khiến cho hành giả, Phật tử định tâm, lắng lòng.

“Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ quang minh công đức lớn

Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện pháp thân…”

(Kệ Tắm Phật)

Được tắm cho Như Lai giữa ngày sen nở tháng Tư, được ôn nhắc ý nghĩa Đản sinh, rồi trở về an trú, phát nguyện vững chãi trên bước đường tu, đâu có gì bằng những việc làm như thế? Phẩm vật cúng dường Phật đản của Diệu Tướng Am là từ sự kiến tạo không gian trang nghiêm không chỉ cho mình mà cho mọi người hữu duyên, không chỉ mùa Phật đản mà từ chính việc làm đầy chánh niệm hàng ngày…

DIỆU TƯỚNG AM - KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO

Showroom Thành phố Hồ Chí Minh: 382 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM. Hotline: 0938 959 503 - Ms. Nhã.

Showroom Hà Nội: Số 13 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline: 0936 066 112 - Mr. Long. Website: dieutuongam.coms. Tổng đài CSKH: 1900 6601

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày