Năm điểm cần lưu tâm trong giáo dục Phật giáo

GNO - Giác Ngộ số 915, với 30 trang in màu, trình bày trang nhã, sẽ ra mắt bạn đọc vào thứ Sáu, 22-9. Ngoài tin tường thuật lễ tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ Phật học và khai giảng năm học mới tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, nhân dịp này, trang 3 dành đăng bài Những điều cốt lõi của giáo dục Phật giáo.

Bài viết trên của HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. Theo Hòa thượng, "nền giáo dục Phật học nhấn mạnh ba trụ cột quan trọng của hạnh phúc là giáo dục đạo đức, giáo dục thiền định và giáo dục trí tuệ. Qua giáo dục đạo đức, người học Phật rèn luyện nhân cách, phẩm chất cao quý, trở nên vị tha, sống tôn trọng luật pháp và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mình và người".

 Qua đó, Hòa thượng nêu ra 5 điểm cần lưu tâm trong giáo dục Phật giáo. Đó là những điểm nào? mời bạn đọc xem trang 3.

b1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 915 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Trang Phật học: tiếp tục đăng bài Ít ăn ngủ, sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn (của HT.Thích Trí Quảng giảng tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM. Bên cạnh đó là bài Từ phụ (Thích Trung Hữu). Suy nghiệm lời Phật: Ngắm trăng để thấy mình (Quảng Tánh) và câu chuyện "tâm linh mầu nhiệm": Sinh con trai như ý (Lê Đàn).

Sáu trang báo Phật giáo tỉnh thành - giới thiệu Phật giáo ba địa phương: Cà Mau, Long An Gia Lai - nhân đại hội đang đến gần.

Phỏng vấn trên trang Phật giáo - Tuổi trẻ, một chuyên gia về Quan hệ công chúng (PR) chia sẻ Gieo nhân lành sẽ thành công và hạnh phúc. Nhân vật trong bài này còn cho rằng Đức Phật là người vĩ đại nhất trong lĩnh vực PR...

Câu chuyện thú vị trên trang Phật giáo nước ngoài: Tìm về sự tĩnh lặng giữa vùng đất náo nhiệt.

Bến mê - truyện ngắn hay của Trương Hoàng Minh. Bạn đọc có ý kiến về vụ "nhà sư triệu view" - đó là những ý kiến gì? (trang 30) - cùng ký sự trang Xã hội: "Từ mẫu" của bệnh nhân tâm thần (Thân Thiện - Tịnh Viên).

Và câu hỏi của bạn đọc:

Giới thứ sáu Bát quan trai là không trang điểm, không xoa hương. Vậy ngày tu Bát quan trai, tôi có thể dùng sản phẩm khử mùi cơ thể cho lịch sự với đại chúng không? Trường hợp tự phát nguyện thọ Bát quan trai ở nhà, tôi có thể dùng kem chống nắng khi ra ngoài trời không? Trong đời sống hàng ngày, Phật tử thọ giới thứ năm không uống rượu. Xin hỏi uống rượu vang đỏ - một loại rượu nhẹ hiện nay được các nghiên cứu y khoa đánh giá cao trong việc cải thiện tiêu hóa, chống oxy hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch - một cách chừng mực như thực phẩm chức năng nhằm bảo vệ sức khỏe, có phạm giới không?

Mời bạn xem phần trả lời chi tiết của Tổ tư vấn báo Giác Ngộ ở trang 27.

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày