Nên quy y chư Tăng hay chư Ni?

Nên quy y chư Tăng hay chư Ni?

GN - Tăng-già là hội chúng xuất gia gồm cả chư vị Tăng - Ni nên quy y chư Tăng hay chư Ni là tùy duyên.

HỎI: Tôi là nam, hiện chưa quy y Tam bảo mặc dù đã đi chùa được vài năm. Nay tôi muốn quy y nhưng không biết là nên quy y chư Tăng hay chư Ni? Vì có người bảo tôi chỉ nên quy y chư Tăng, điều này có đúng không?

(TRUNG CANG, Cangnguyen30498@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Trung Cang thân mến!

Quy y Tam bảo là phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng. Ngôi báu Tăng-già (Sangha) là hội chúng xuất gia thanh tịnh và hòa hợp, bao gồm cả chư vị Tăng (Tỳ-kheo), Ni (Tỳ-kheo Ni). Vì thế, bạn quy y chư Tăng hay chư Ni là tùy duyên. Người nào bảo bạn “chỉ nên quy y chư Tăng” là chưa đúng với Chánh pháp.

Trong lễ quy y, người Phật tử được bổn sư khai thị “xem tất cả chư vị Tăng Ni trên thế gian là thầy của mình”, nên quy y rồi, tùy duyên mà theo chư vị Tăng Ni khắp nơi để học đạo. Vì thế, vị bổn sư Tăng (hoặc Ni) chỉ là người thầy hướng đạo, trợ duyên cho mình quy hướng Tăng-già, chứ không phải mình quy y duy nhất nơi vị Tăng (hoặc Ni) bổn sư ấy.

Hiện nay, một số Phật tử sau khi quy y với một vị thầy, muốn học đạo nơi các vị Tăng Ni khác thì e ngại vì sợ mang tội phản sư. Mặt khác, một số ít vị Tăng Ni khi thấy đệ tử quy y mình đi tu học nơi các vị thầy khác, đạo tràng khác cũng hờn trách họ là phản đồ. Tất cả những quan niệm này đều không đúng với tinh thần quy y theo Chánh pháp.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày