Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ phục dựng chùa Lam Sơn

GNO - Công trình đầu tư phục dựng chùa Lam Sơn (xã Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An) khởi công ngày 30-11-2013. Sau hơn 12 tháng thi công, đến nay, công trình  đã đạt 50% các hạng mục, phấn đấu đến giữa năm 2015 sẽ hoàn thành, bàn giao cho nhà chùa đưa vào sử dụng.

1 lam son 1.jpg


Phối cảnh tổng thể chùa Lam Sơn - Ảnh: Hữu Tình chụp lại trên bản vẽ

Theo tộc phả của các họ lớn đầu tiên ở xã Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu) và các cụ cao niên thì chùa Lam Sơn được làm từ thời kỳ Lê Trung Hưng năm 1712. Trước đây, chùa được xây dựng giữa làng Thượng Yên, xã Quỳnh Yên, trên khoảng đất rộng, cao ráo, thời bình chùa là nơi che chở người tu hành và Phật tử thập phương, là nơi cầu an cho nhân dân trong làng.

Trong thời kỳ kháng chiến, chùa là nơi diễn thuyết, tổ chức các cuộc mít-tinh, kêu gọi nhân dân tham gia kháng chiến. Trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa đã bị phá bỏ vào những năm cải cách ruộng đất, các đồ tế khí, tượng Phật cũng dần mai một.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của bà con nhân dân và Phật tử, ngày 8-11-2012, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 4446/QĐ-UBND-NC về chấp thuận phục hồi cơ sở Phật giáo chùa Lam Sơn (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Theo đó, ngày 19-11-2013, UBND tỉnh đã có quyết định số 5472/QĐ-UBND-ĐTXD phê duyệt quy hoạch chi tiết về xây dựng chùa Lam Sơn với tổng  diện tích đất chùa  được quy hoạch 5.482,37m2, trong đó diện tích xây dựng  chùa 1.961.38m2.

Công trình chùa Lam Sơn được quy hoạch theo đúng không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống, gồm đại hùng bảo điện, nhà thờ Tổ, tả hữu hành lang, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan và các công trình phụ trợ khác, tổng kinh phí 50 tỷ đồng, nguồn lực từ xã hội hóa.

Đến nay, số tiền đã huy động được trên 30 tỷ đồng, riêng tại buổi lễ công bố quyết định phục hồi chùa và đúc đại hồng chung, với quả chuông nặng 1,2 tấn đã nhận được sự công đức của nhân dân, bà con Phật tử trong và ngoài tỉnh gần 1 tỷ đồng.

1 lam son 2.jpg
Chùa đang trong quá trình xây dựng lại - trong ảnh là lầu chuông đang được hoàn thiện

1 lam son 3.jpg
Góc nhỏ Lam Sơn tự - đây là góc chánh điện và nhà thờ Tổ. Công trình chùa khoảng 50 tỷ đồng

Hiện  nay  công việc phục dựng đã hoàn thành công tác quy hoạch đất, dựng xong đại hùng bảo điện và đặt bộ Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, bộ Thích Ca Liên Hoa, và một số tượng Phật khác.

Các tượng Phật chủ yếu được chạm trổ bằng gỗ quý, hậu cung Tam bảo, nhà trung và nhà hạ của Tam bảo, nhà thờ Tổ cũng đã cơ bản hoàn thành, các hạng mục đều làm bằng gỗ lim với tổng khối lượng khoảng 1.200m3.

Trong thời gian tới sẽ hoàn thành một số hạng mục như cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống…

Chùa Lam Sơn sau khi được phục dựng, tôn tạo sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng trong nhân dân nói chung và của các Phật tử xa gần nói riêng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tính ngưỡng cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ Phật của du khách thập phương, góp phần phát triển ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

 Hữu Tình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày