Nghệ An: Hai “cụ” rùa bất ngờ xuất hiện ở ngôi chùa 1.600 tuổi

Mấy ngày nay, người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) bàn tán xôn xao chuyện hai “cụ” rùa lớn, có mai đen nhánh xuất hiện tại Chùa Đại Tuệ, trên ngọn núi Đại Huệ linh thiêng.

Chùa Đại Tuệ có tuổi đời 1.600 năm, chùa nằm trên núi Đại Huệ, ở độ cao trên 420m so với mặt nước biển. Chùa nhỏ, đơn sơ nhưng rất cổ kính, không có trụ trì mà chỉ có một số người dân xã Nam Anh tình nguyện lên đây trông coi, hương khói. 

Theo người canh giữ chùa Đại Tuệ, hai cụ rùa có tuổi thọ khoảng 140 năm và là lần đầu tiên xuất hiện tại đây

Ông Nguyễn Nghĩa Bình - người tình nguyện lên đây canh giữ Chùa Đại Tuệ từ năm 1991 - kể lại: “Gần 20 năm canh giữ chùa tôi chưa từng gặp bất kỳ một con rùa nào. Nhưng khoảng 8 giờ sáng ngày 23/9 vừa qua, tôi đang quét dọn thì bỗng phát hiện hai cụ rùa ẩn sau Chùa Đại Tuệ. Hai cụ nằm im lặng, không nhúc nhích. Tôi đã thắp hương cầu khấn, xin được bế hai cụ vào trong chùa cho nghỉ…”.

Hai "cụ" rất hiền, chỉ ăn mỗi chuối chín và ăn rất ít

Ông Bình cho hay, hai “cụ” rùa nặng mỗi cụ nặng hơn 15kg, mai đen nhánh, có độ tuổi khoảng 140 năm. Ông Bình tỏ ra rất bối rối không biết chăm sóc thế nào cho tốt “món quà” bất ngờ này. Ông đang liên hệ với Kiểm lâm Nghệ An và một số chùa ở nơi khác để tìm hiểu cách thức chăm sóc rùa.   

Hiện hai “cụ” rùa được ông Bình chăm sóc rất cẩn thận. Theo ông Bình, hằng ngày hai “cụ” chỉ ăn chuối chín, các loại côn trùng, thịt… tuyệt đối hai “cụ” không động đến.

Anh Bùi Văn Dũng, một người dân địa phương, thích thú đến nỗi ôm hôn luôn cả "cụ". Anh bảo: "Hai cụ về đây chắc là điềm linh của chùa Đại Tuệ..."

Trong những ngày qua, nhiều người dân đổ về Chùa Đại Tuệ để tận mắt ngắm hai “cụ” rùa. Bà Nguyễn Thị Hạnh, người xã Nam Anh cho biết: “Tôi nghe đồn về việc hai “cụ” rùa bất ngờ xuất hiện ở Chùa Đại Tuệ từ mấy ngày qua, lúc đầu tôi không tin. Nhưng khi lên xem thì quả là quá ngỡ ngàng, không biết rùa từ đâu ra giữa núi rừng này. Quang chùa này không có hồ ao, hay khe suối gì cả”. 

Một góc Chùa Đại Tuệ, hiện đang được UBND tỉnh Nghệ An tôn tạo và nâng cấp

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho biết: “Chính quyền xã đang cho xây hai cái bể cạnh Chùa Đại Tuệ để tiếp tục nuôi dưỡng hai “cụ” rùa. Chúng tôi cũng đã báo với bên Kiểm lâm và nhờ các chuyên gia ở Vườn Quốc gia Pù Mát chỉ dẫn cách nuôi cũng như chăm sóc hai “cụ” rùa quý hiếm này”.   

Nghệ An: Hai “cụ” rùa bất ngờ xuất hiện ở ngôi chùa 1.600 tuổi ảnh 5

Hai "cụ" rùa đang được nuôi dưỡng tại Chùa Đại Tuệ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày