Nghệ An: Khai hội đền - chùa Gám năm 2015

GNO - Sáng nay, 2-4, tại quần thể chùa Gám (xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh nghệ An), UBND huyện Yên Thành đã long trọng tổ chức khai hội chùa Gám lần thứ 4, năm 2015. 

1 chua gam 3.jpg


Ông Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành đọc diễn văn khai mạc

Lễ hội đền, chùa Gám (xã Xuân Thành, huyện Yên Thành) là lễ hội văn hóa tiêu biểu của huyện Yên Thành. Rú Gám hùng vĩ đang là một địa danh tâm linh, sinh thái đang ngày càng được du khách thập phương tìm đến thăm viếng, du ngoạn. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 2 tới 4-4, nhằm ngày 14 đến 16-2 âm lịch).

Chùa Gám tọa trên mảnh đất làng Xuân của xã Xuân Thành (Yên Thành) - là nơi dừng chân, khai cơ, lập ấp, chiêu quân của nhiều tướng lĩnh, anh hùng. Không chỉ có phong cảnh hữu tình mà Yên Thành còn là nơi lưu giữ những chứng tích và có nhiều di tích, công trình kiến trúc: đình, đền, chùa, miếu mạo với những lễ hội truyền thống đã có từ ngàn xưa.

Đền - chùa Gám là một quần thể cổ kính, linh thiêng, có kiến trúc đẹp, độc đáo, với những nét chạm trổ hoa văn tinh xảo, với nhiều chất liệu, thể hiện được ý tưởng thông minh, bàn tay khéo léo, khát vọng và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của các vị thần, của Đức Phật và các bậc tiền nhân.

Đền được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ các vị thần có công bảo quốc hộ dân, đem lại mưa thuận gió hòa như Cao Sơn, Cao Các, Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Lý Nhật Quang, Tứ vị thánh nương và Lý Thiên Cương.

Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được nhân dân xây dựng để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và chư vị Bồ-tát.

1 chua gam 2.jpg
ĐĐ.Thích Trúc Thông Kiên, trụ trì chùa Gám đánh chuông khai hội

1 chua gam 1.jpg
Chư tôn đức Tăng và đại biểu các cấp chính quyền dự lễ khai hội

Đặc biệt, lễ hội năm nay gắn với lễ đặt đá xây dựng thiền viện Trúc Lâm Yên Thành và tượng Đại Phật An Quốc được lấy mẫu từ pho tượng bằng đồng an vị tại thiền viện Trúc Lâm - chùa Hộ Quốc, có chiều cao 41m, được thiết kế bằng bê tông, sắt thép, đặt ngay giữa đỉnh núi Phượng cao 260m so với mặt nước biển.

Sau khi xây dựng xong, công trình sẽ là nơi lưu giữ nhiều thư tịch, văn hóa Phật giáo đặc sắc và giá trị, phục vụ cho tất cả mọi người có nhu cầu tìm hiểu về đạo Phật. Bên cạnh đó, tạo thêm cảnh quan du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, lưu giữ, phát huy và tiếp nối tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Hữu Tình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày